Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

Phòng trừ sâu bệnh cho cà phê mùa mưa 

Ngày đăng 7 Tháng Sáu, 2025 Tác giả thu trang

Mùa mưa là thời điểm cây cà phê bước vào giai đoạn phát triển quan trọng, nhưng cũng là lúc sâu bệnh bùng phát mạnh do độ ẩm không khí và đất tăng cao. Nếu không có biện pháp phòng trừ đúng cách và kịp thời, cây dễ bị thối rễ, gỉ sắt, rụng trái non, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nhân. Vậy phòng trừ sâu bệnh cho cà phê mùa mưa như thế nào? Mời bà con theo dõi bài viết dưới đây được chia sẻ bởi kỹ sư nông nghiệp của Bio Việt Nam

Đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây cà phê

Cây cà phê có khả năng thích nghi tốt, nhưng mùa mưa lại là thời điểm cây dễ tổn thương nhất do tổng hòa của các yếu tố bất lợi: đất úng – nước thừa – dinh dưỡng thiếu – độ ẩm cao – ánh sáng yếu. 

1. Đất

Cây cà phê phát triển tốt trên đất tơi xốp, thoát nước nhanh, giàu hữu cơ và có tầng canh tác sâu. Tuy nhiên, vào mùa mưa:

  • Đất dễ bị nén chặt và ứ nước, gây ngạt rễ, tạo điều kiện cho nấm gây bệnh thối rễ, lở cổ rễ phát triển.
  • Độ ẩm đất cao kéo dài làm giảm hô hấp rễ, ảnh hưởng đến khả năng hút nước và khoáng, khiến cây sinh trưởng kém.

2. Nước

Cây cà phê không chịu được úng. Trong mùa mưa, lượng nước dư thừa nếu không được thoát nhanh qua hệ thống rãnh – mương sẽ dẫn đến:

  • Thối rễ cọc, thối rễ tơ, rễ bị hoại tử.
  • Gây suy giảm hệ miễn dịch của cây, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, tuyến trùng tấn công.
  • Gây trôi rửa dinh dưỡng (đặc biệt là đạm và kali), làm cây thiếu hụt chất ngay cả khi đã được bón phân.

3. Dinh dưỡng

Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, đặc biệt vào giai đoạn ra hoa – nuôi quả. Nhưng trong mùa mưa:

  • Dinh dưỡng dễ bị rửa trôi, đặc biệt là phân bón dạng gốc.
  • Khả năng hấp thụ kém do rễ bị úng hoặc hoạt động yếu.
  • Thiếu hụt vi lượng (Bo, Zn, Ca) khiến hoa dễ rụng, quả phát triển kém và tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bởi vậy bà con cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển. 

4. Khí hậu

Mùa mưa tại các vùng trồng cà phê thường kéo dài, độ ẩm không khí cao, ít nắng. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho:

  • Nấm gỉ sắt, nấm hồng, thán thư và nhiều loại nấm lá, quả phát triển mạnh.
  • Côn trùng chích hút như rệp sáp, rệp muội, sâu đục thân, mọt đục quả sinh sôi nhanh, lan truyền mầm bệnh.
  • Ánh sáng yếu khiến cây quang hợp kém, chậm phát triển, làm giảm sức đề kháng tổng thể.

Vì sao cần phòng trừ sâu bệnh cho cà phê vào mùa mưa?

Mùa mưa là thời điểm nhạy cảm trong chu kỳ sinh trưởng của cây cà phê, dễ phát sinh dịch hại nếu không chăm sóc đúng cách.

  • Nhiều loại sâu bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là do nấm, vi khuẩn, tuyến trùng, gây hại nghiêm trọng đến toàn bộ thân – rễ – lá – cành – quả.
  • Bộ rễ dễ bị thối, dẫn đến cây suy yếu, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém.
  • Ra hoa – đậu quả kém hiệu quả, khiến sản lượng giảm, trái non rụng nhiều.
  • Chất lượng nhân kém, ảnh hưởng đến giá bán, giảm hiệu quả kinh tế.
  • Phòng trừ sâu bệnh chủ động, đúng thời điểm giúp cây khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, từ đó:
    • Duy trì năng suất ổn định
    • Giảm chi phí xử lý dịch bệnh về sau
    • Tăng lợi nhuận cho người trồng cà phê

Các loại sâu bệnh hại cây cà phê mùa mưa

Với các loại sâu bệnh hại cà phê mùa mưa thì bà con cần chứ ý đến các loại bệnh sau như: nấm gỉ sắt, rệp sáp, thối rễ, khô cành, khô quả…Nếu không phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng. 

Nấm gỉ sắt

  • Nguyên nhân: Do nấm Hemileia vastatrix, phát triển trong điều kiện độ ẩm cao.
  • Triệu chứng: Lá xuất hiện đốm vàng, mặt dưới có bột màu vàng cam như gỉ sắt.
  • Cách phòng trừ: Phun thuốc đặc trị nấm gỉ sắt, kết hợp cắt bỏ lá bệnh và bón phân tăng sức đề kháng.

Rệp sáp

  • Nguyên nhân: Do côn trùng chích hút phát triển trong điều kiện ẩm ướt.
  • Triệu chứng: Cây sinh trưởng kém, có dịch dính, bồ hóng và trái nhỏ.
  • Cách phòng trừ: Phun thuốc đặc trị rệp sáp, sử dụng dầu khoáng và tỉa cành thông thoáng.

Bệnh thối rễ

  • Nguyên nhân: Do nấm Phytophthora spp., đất bị úng, thoát nước kém.
  • Triệu chứng: Cây héo vàng, rễ bị thối nhũn, có mùi hôi.
  • Cách phòng trừ: Cải tạo đất, bón vôi, sử dụng thuốc trừ nấm gốc đồng hoặc gốc metalaxyl.

Bệnh rụng trái non

  • Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum spp. và thời tiết mưa kéo dài.
  • Triệu chứng: Trái chuyển màu sẫm, khô đầu, rụng hàng loạt.
  • Cách phòng trừ: Phun thuốc nấm vào giai đoạn đậu trái, bổ sung vi lượng Bo và Canxi.

Mọt đục quả

  • Nguyên nhân: Do côn trùng Hypothenemus hampei gây hại khi quả già.
  • Triệu chứng: Quả có lỗ nhỏ, nhân bị ăn rỗng.
  • Cách phòng trừ: Thu gom quả bị hại, phun thuốc gốc cúc tổng hợp, dùng bẫy pheromone.

Mọt đục cành

  • Nguyên nhân: Do côn trùng đục vào thân cành cây.
  • Triệu chứng: Cành héo khô, lỗ đục nhỏ trên vỏ cây.
  • Cách phòng trừ: Cắt bỏ cành bị hại, phun thuốc lưu dẫn, giữ vườn thông thoáng.

Sâu đục thân

  • Nguyên nhân: Do sâu non đục vào thân cây.
  • Triệu chứng: Cành héo nhanh, cây chậm phát triển, có lỗ đục nhỏ.
  • Cách phòng trừ: Sử dụng bẫy pheromone, phun thuốc trừ sâu chuyên dụng đúng thời điểm.

Bệnh khô cành, khô quả

  • Nguyên nhân: Do nấm phát triển mạnh khi cây bị thiếu dinh dưỡng hoặc ẩm độ cao.
  • Triệu chứng: Cành bị khô từ đầu ngọn, quả bị teo tóp.
  • Cách phòng trừ: Cắt bỏ phần bị bệnh, bón phân vi lượng và phun thuốc nấm theo khuyến cáo.

Bệnh nấm hồng

  • Nguyên nhân: Do nấm Erythricium salmonicolor, thường tấn công vào mùa mưa.
  • Triệu chứng: Vỏ cành bong tróc, có lớp màu hồng nhạt.
  • Cách phòng trừ: Cắt bỏ cành bị hại, phun thuốc gốc đồng.

Bệnh lở cổ rễ

  • Nguyên nhân: Do nấm và vi khuẩn gây thối vùng cổ rễ.
  • Triệu chứng: Cổ rễ bị thối nhũn, cây yếu dần và chết.
  • Cách phòng trừ: Làm đất cao, thoát nước tốt, bón vôi khử trùng, sử dụng thuốc kháng nấm.

Bệnh thối rễ cọc

  • Nguyên nhân: Do ngập úng kéo dài, nấm thối tấn công rễ chính.
  • Triệu chứng: Cây chậm phát triển, héo vàng, rễ cọc đen thối.
  • Cách phòng trừ: Cải tạo đất, xử lý thuốc sinh học, tránh bón phân đạm quá mức.

Bệnh tuyến trùng

  • Nguyên nhân: Tuyến trùng ký sinh trong rễ, gây phình rễ.
  • Triệu chứng: Cây còi cọc, lá vàng, rễ bị phồng.
  • Cách phòng trừ: Luân canh cây trồng, sử dụng phân hữu cơ hoai mục, phun thuốc trừ tuyến trùng chuyên dụng.

Bí quyết phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê vào mùa mưa

Ngoài việc trị sâu bệnh cho cà phê mùa mưa thì bà con cần chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cà phê. Bằng cách: 

  • Thoát nước tốt: Làm rãnh quanh gốc cây, bồn cà phê sau mỗi trận mưa để chống úng, hạn chế nấm bệnh.
  • Phun thuốc định kỳ: Kết hợp giữa thuốc hóa học và sinh học, luân phiên theo từng đợt để tăng hiệu quả và tránh kháng thuốc.
  • Cắt tỉa cành: Tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm trong vườn, ngăn ngừa sâu bệnh phát triển.
  • Bón phân đầy đủ: Bổ sung dinh dưỡng qua gốc và qua lá giúp cây tăng sức đề kháng tự nhiên, phục hồi sau bệnh.

Dưỡng chất vàng giúp cà phê sai hoa – trĩu quả

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm chuyên dụng cho cà phê. Đặc biệt, bà con trồng cà phê các vùng Sơn La, Tây Nguyên đang rất ưa chuộng sản phẩm: Super lân canxi bo kẽm – phân bón lá chuyên dùng cho cà phê sai hoa, trĩu quả. 

Thành phần Super lân canxi bo kẽm

Super lân canxi bo kẽm chuyên dụng cho cây cà phê của công ty Bio Việt Nam với thành phần dinh dưỡng cao cấp: 

  • Lân hữu hiệu 6%: Kích thích ra rễ, thúc đẩy ra hoa tập trung.
  • Canxi – Bo: Giúp giữ hoa, hạn chế rụng trái non.
  • Kẽm: Tăng tỷ lệ đậu trái, giảm nấm bệnh giai đoạn ra hoa – quả non.
  • Kali hữu hiệu 10%: giúp cây cà phê đậu trái hữu hiệu, tăng trọng lượng quả. 

Công dụng của Super lân canxi bo kẽm

Sử dụng sản phẩm super lân canxi bo kẽm chuyên dụng cho cây cà phê mang lại hiệu quả cho bà con. 

  • Giúp cây cà phê ra hoa đồng loạt, ngăn rụng trái, quả phát triển đều – chắc nhân.
  • Tăng cường khả năng chống chịu trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.
  • Giảm tỷ lệ nhiễm bệnh trong giai đoạn cây yếu sau mưa.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Pha 25 – 30ml sản phẩm với 16 lít nước, phun ướt đều tán lá.
  • Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, định kỳ 10 – 15 ngày/lần.

Bà con cần tư vấn về sản phẩm hoặc kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê. Mời bà con liên hệ ngay HOTLINE của Bio Việt Nam: 087 633 8197. Kỹ sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con MIỄN PHÍ, 24/07. 

Phòng trừ sâu bệnh cho cà phê mùa mưa không chỉ là biện pháp bảo vệ cây trồng trước tác động xấu của thời tiết, mà còn là yếu tố then chốt để duy trì năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho cả vụ mùa. Mùa mưa với độ ẩm cao, mưa kéo dài dễ làm phát sinh hàng loạt bệnh hại nguy hiểm trên rễ, thân, cành và quả cà phê. Do đó, bà con cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng trừ toàn diện: từ thoát nước tốt, cắt tỉa thông thoáng, phun thuốc đúng thời điểm đến bổ sung dinh dưỡng cân đối.

DMCA.com Protection Status