Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

Phòng Trừ Bệnh Đạo Ôn Ở Cây Lúa

Ngày đăng 27 Tháng Mười, 2024 Tác giả Chu Thơm

Bệnh đạo ôn ở cây lúa là một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa của bà con nông dân. Loại bệnh này thường phát sinh mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu ẩm ướt. Đặc biệt vào mùa mưa, gây hại trên lá, thân và bông lúa.

Bệnh đạo ôn không chỉ làm cây lúa phát triển kém. Mà còn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Việc phòng trừ bệnh đạo ôn ở cây lúa đòi hỏi bà con áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý. Kết hợp sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng. Và các phương pháp phòng trừ bệnh đạo ôn để bảo vệ mùa màng tốt nhất.

Đạo ôn gây hại ở lá lúa trong giai đoạn Đẻ nhánh

Đạo ôn gây hại ở lá lúa trong giai đoạn Đẻ nhánh

Bệnh đạo ôn phát triển trên cây lúa

Dấu hiệu bệnh đạo ôn ở cây lúa thường thấy rõ ở lá, cổ bông, đốt thân và hạt:

Ở lá lúa: Ban đầu, các đốm nhỏ màu xanh xám xuất hiện. Sau đó, đốm bệnh lan rộng thành hình thoi với phần giữa màu xám tro. Viền ngoài có màu nâu đậm và nâu nhạt ở rìa. Nếu không xử lý kịp, các đốm sẽ lan rộng, khiến lá bị cháy.

Ở đốt thân: Đốt thân xuất hiện vết nâu bao quanh. Làm cho đốt khô, teo lại và dễ mục, gây đổ ngã cây lúa.

Ở cổ bông: Ban đầu, cổ bông có một chấm đen nhỏ ở sát tai lá. Sau đó vết này mở rộng làm cổ bông héo, khiến bông trắng hoặc lép.

Ở hạt: Nấm có thể phát triển ở vỏ trấu và bên trong hạt, tạo nên những đốm màu nâu xám không đều.

Vậy nguyên nhân chính của bệnh đạo ôn là gì?

Nguyên nhân gây bệnh đạo ôn ở cây lúa là do nấm Pyricularia oryzae Carava. Nấm này thường tồn tại dưới dạng sợi nấm và bào tử trên tàn dư cây trồng hoặc cỏ dại. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, nấm sẽ lây lan vào cây lúa và phát tán qua không khí nhờ gió.

Nấm Pyricularia oryzae Carava có khả năng tiết ra các chất như axit picolinic và pyricularin. Làm cản trở quá trình hô hấp và phá hủy enzyme của cây, khiến cây khó hồi phục khi nhiễm nặng.

Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến bệnh đạo ôn bao gồm:

Thời tiết: Bệnh phát triển mạnh khi trời mát, có độ ẩm cao, nhiệt độ dao động lớn giữa ngày và đêm, và mưa kéo dài.

Dinh dưỡng: Sự thiếu cân đối dinh dưỡng, nhất là khi bón quá nhiều đạm, làm tăng nguy cơ bệnh phát sinh.

Giống lúa: Việc sử dụng lúa nhiễm bệnh làm giống có thể lan truyền bệnh ra đồng ruộng. Dù hiện có nhiều giống lúa chống bệnh nhưng vẫn chịu ảnh hưởng từ môi trường và kỹ thuật canh tác.

Nguồn bệnh: Nấm có thể tồn tại qua tàn dư vụ trước như rơm rạ, cỏ dại, hạt giống và dễ phát tán trong không khí. Gây bệnh khi gặp điều kiện thích hợp.

Lúa bị bệnh đạo ôn sẽ bị giảm năng suất rất nhiều

Lúa bị bệnh đạo ôn sẽ bị giảm năng suất rất nhiều

Tác hại của đạo ôn hại cây lúa

Tác hại của bệnh đạo ôn đối với cây lúa là rất nghiêm trọng. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt lúa. Khi bị nhiễm bệnh, cây lúa sẽ giảm khả năng quang hợp. Dẫn đến hạt lép, chất lượng kém, và sản lượng suy giảm rõ rệt.

Sự ảnh hưởng của bệnh đạo ôn không chỉ dừng lại ở giảm năng suất. Mà còn gây ra nhiều khó khăn về chi phí sản xuất cho người nông dân.

Bệnh khiến bà con phải đầu tư thêm vào các biện pháp phòng trừ. Mua thêm thuốc bảo vệ thực vật và chi phí lao động để chăm sóc và cứu chữa cây lúa. Điều này làm tăng gánh nặng kinh tế. Đặc biệt đối với những hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập từ cây lúa.

Thu nhập giảm sút không chỉ do chi phí sản xuất tăng mà còn do sản phẩm thu hoạch bị giảm giá trị, gây khó khăn lớn cho người nông dân.

Vì vậy, việc phòng chống và quản lý tốt bệnh đạo ôn là điều cần thiết. Để bảo vệ sản lượng, chất lượng lúa và đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Một số biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa

Bệnh đạo ôn là loại bệnh gây hại nghiêm trọng, có tốc độ phát tán nhanh. Vì vậy để phòng trừ hiệu quả, bà con cần áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ như sau:

Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ quanh bờ trừ dịch hại, đốt tàn dư sau khi thu hoạch, cày vùi sâu.

Gieo trồng các giống lúa kháng bệnh thích hợp với điều kiện canh tác của địa phương.

Khi sạ xong, bà con cần thăm ruộng thường xuyên để phát hiện sớm triệu chứng của bệnh.

Sử dụng phân bón có chứa khoáng chất cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng năng suất cây trồng. Bổ sung phân bón lá để cây tăng cường hệ miễn dịch cho cây.

Lúa được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với Bio Siêu Đẻ Nhánh - Bio Việt Nam

Lúa được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với Bio Siêu Đẻ Nhánh – Bio Việt Nam

Sử dụng Bio Siêu Đẻ Nhánh cho cây lúa

Bio Siêu Đẻ Nhánh là giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho cây lúa trong giai đoạn đẻ nhánh. Giúp cây phát triển mạnh mẽ và đồng đều. Sản phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ cây lúa lớn nhanh và đẻ nhánh vượt trội. Giúp cây cứng cáp, bền vững trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Sử dụng Bio Siêu Đẻ Nhánh không chỉ giúp bà con tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn góp phần nâng cao năng suất vụ mùa. Mang lại lợi ích kinh tế cao và hiệu quả bền vững.

>> Xem thêm: Tăng nhánh hữu hiệu với Bio Siêu Đẻ Nhánh

Khi đạo ôn phát triển nặng, sử dụng một số thuốc đặc trị bệnh đạo ôn như New Hinosan 30EC, Kitazin 50EC, Kasai 21,2%, Fujione 40EC, Beam 75WP, Trizol 20WP hoặc 75WP,…

Bio Việt Nam luôn đồng hành cùng bà con nông dân, mang đến những sản phẩm phân bón chất lượng cao và hiệu quả. Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất tối ưu. Với cam kết không ngừng cải tiến, chúng tôi tự hào là người bạn đáng tin cậy trong mọi mùa vụ.

Hãy chọn Bio Việt Nam để cùng hướng tới những vụ mùa bội thu. Nâng cao giá trị kinh tế và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng sản phẩm tốt nhất cho đồng ruộng.

DMCA.com Protection Status