Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

[PHÒNG & TRỊ] bệnh vàng lá chín sớm trên lúa HIỆU QUẢ

Ngày đăng 1 Tháng Tư, 2025 Tác giả thu trang

Bệnh vàng lá chín sớm trên lúa diễn ra trong giai đoạn lúa đỏ đồng đến chín. Nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất của cây lúa. Bởi vậy, bà con cần hiểu rõ về bệnh cũng như nguyên nhân và cách đặc trị hữu hiệu cho cây lúa hạn chế tình trạng vàng lá chín sớm. Mời bà con theo dõi bài viết dưới đây, kĩ sư nông nghiệp của Bio Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết. 

Vàng lá chín sớm ở lúa là gì? Thời gian phát bệnh vào khi nào?

Vàng lá chín sớm trên lúa là một trong những bệnh hại nguy hiểm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của lúa. Bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn lá đỏ đồng đến khi lúa chín, gây tình trạng lá lúa chuyển sang màu vàng sâm trước thời gian thu hoạch.

Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Mùa vụ: Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm cao.
  • Thời tiết: Môi trường ẩm ướt, thiếu nắng.
  • Canh tác: Mật độ gieo cây quá dày, bón phân không cân đối.

Dấu hiệu vàng lá chín sớm trên lúa

Bệnh vàng lá chín sớm trên lúa xuất hiện cả ở vụ Đông Xuân, hè Thu và Thu Đông. Tuy nhiên, vụ Đông Xuân bệnh này thường bị nặng và nhiều hơn so với 2 vụ còn lại. Bà con quan sát biểu hiện bên ngoài và cả trên hạt lúa để nhận biết bệnh. 

Biểu hiện bên ngoài:

  • Lá lúa vàng sâm từ phần chóp xuống, lan rộng khắp ruộng.
  • Trên bề mặt lá có thể xuất hiện vết đốm nâu hoặc mọc nấm trắng.
  • Khi bóc tách lá thấy vệt thối đen do vi khuẩn.

Dấu hiệu xuất hiện theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn đẻ nhánh: Lá lúa bắt đầu có màu xanh nhạt hơn bình thường, một số lá có đốm vàng nhỏ.
  • Giai đoạn làm đòng: Lá lúa có dấu hiệu vàng rõ hơn, phần chóp lá chuyển vàng sớm, các bẹ lá bên trong bị yếu.
  • Giai đoạn trổ bông: Toàn bộ lá lúa có màu vàng nâu, bệnh phát triển mạnh khiến lúa trổ không đều, hạt dễ bị lem lép.
  • Giai đoạn chín: Lúa chín sớm hơn bình thường nhưng hạt không đầy, màu sắc hạt không đạt tiêu chuẩn, năng suất giảm nghiêm trọng.

Tác động lên hạt lúa:

  • Hạt chín không đều, tỷ lệ hạt lép cao.
  • Giảm trọng lượng hạt, gạo lẫu, chất lượng gạo kém.

Nguyên nhân gây bệnh & hậu quả của lúa vàng lá chín sớm

Bệnh vàng lá chín sớm trên lúa có rất nhiều nguyên nhân gây nên: do nấm bệnh, vi khuẩn hay virus. Nếu không phòng trừ bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hạt lúa cũng như năng suất mùa vụ. 

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá chín sớm trên lúa 

Nguyên nhân chủ yếu bệnh vàng lá chín sớm là do nấm bệnh, vi khuẩn, virus, thiếu hụt dinh dưỡng, thừa đạm hay do môi trường đất – nước, khí hậu…

Do nấm bệnh

  • Hai loại nấm chính gây bệnh là Gonat Pharagmium sp và Fusarium spp..
  • Nấm tấn công mô lúa, làm thối rễ, chặn đường vận chuyển dinh dưỡng.

XEM THÊM: 

  1. Bón phân gì cho cây lúa tăng cao NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
  2. [BÍ QUYẾT] Bón phân cho lúa vụ đông xuân tăng NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
  3. Các loại phân bón lá lúa TỐT NHẤT 2025

 Vi khuẩn và virus gây bệnh

  • Một số loại vi khuẩn gây thối rễ, khiến lúa không hấp thu đủ dưỡng chất.
  • Virus lây lan qua rầy nâu, rầy lưng trắng làm cây lúa yếu đi nhanh chóng.

Thiếu hụt dinh dưỡng

  • Thiếu kali: Gây vàng lá, cây lúa dễ nhiễm bệnh.
  • Thiếu silic: Giảm khả năng chống chịu của lúa đối với nấm bệnh.

Bón phân đạm quá nhiều

  • Khi bón thừa đạm, cây lúa phát triển nhanh nhưng yếu, dễ bị tấn công.
  • Lá non mềm là môi trường lý tưởng cho nấm bệnh sinh sôi.

Thời tiết và điều kiện môi trường

  • Độ ẩm cao do mưa nhiều, ruộng lúa bị úng nước kéo dài.
  • Nhiệt độ thấp làm quá trình trao đổi chất của cây chậm lại, tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Kỹ thuật canh tác kém

  • Gieo cấy quá dày, không thông thoáng làm giảm lưu thông không khí.
  • Không luân canh cây trồng khiến nấm bệnh tồn dư trong đất, lây lan qua các vụ sau.

Hậu quả của bệnh vàng lá chín sớm trên lúa 

Nếu bà con không phòng trừ bệnh vàng lá chín sớm trên lúa kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt lúa cũng như năng suất mùa vụ. 

  • Giảm năng suất nghiêm trọng: Có thể giảm từ 20 – 50%, thậm chí hơn nếu không kiểm soát kịp thời.
  • Hạt lúa bị lem lép, tỷ lệ gạo lẫn hạt lẫn tạp chất cao, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.
  • Lúa phát triển kém, cây còi cọc, ảnh hưởng đến vụ sau.
  • Gia tăng chi phí sản xuất: Nông dân phải tốn nhiều chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật và phân bón để khắc phục hậu quả. 

Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá chín sớm hữu hiệu

Với bệnh vàng lá chín sớm hay còn gọi là bệnh lép vàng ở lúa thì có rất nhiều biện pháp phòng trừ bệnh hữu hiệu. 

Biện pháp canh tác

  • Gieo cấy luân canh: Thay đổi cây trồng giữa các vụ để hạn chế mầm bệnh tồn tại trong đất.
  • Quản lý nước hợp lý:
    • Giai đoạn lúa mạ và lúa đẻ nhánh: Duy trì mực nước từ 3-5 cm.
    • Giai đoạn đứng cái – làm đòng: Duy trì nước ở mức 5-7 cm.
    • Trước thu hoạch khoảng 10-15 ngày: Rút nước để giúp lúa chín đều.
  • Bón phân cân đối:
    • Giai đoạn lúa đẻ nhánh: Bón 60-70kg đạm, 40-50kg lân, 20-30kg kali/ha.
    • Giai đoạn làm đòng: Bón 40-50 kg đạm, 30-40 kg lân, 30-40kg kali/ha.
    • Giai đoạn trước trổ 7-10 ngày: Bón bổ sung 30-40kg kali/ha để giúp lúa cứng cây, hạn chế bệnh.

Thuốc trị bệnh

  • Hexaconazole (50g/ha): Phun khi bệnh mới xuất hiện hoặc lúa đang giai đoạn làm đòng.
  • Propiconazole + Difenoconazole (0.5 lít/ha): Phun vào giai đoạn lúa trổ, ngăn chặn sự phát triển của nấm bệnh.
  • Carbendazim (1 lít/ha): Phun khi bệnh lan rộng để hạn chế sự lây lan.

Chế phẩm sinh học

  • Trichoderma: Trộn vào đất hoặc bón cùng phân hữu cơ từ đầu vụ để tăng vi sinh có lợi.
  • EM (Effective Microorganisms): Sử dụng định kỳ mỗi 10-15 ngày để cải thiện môi trường đất.

Chủ động nâng cao dinh dưỡng cho cây lúa 

Khi cây lúa bị bệnh lép vàng dù bà con có sử dụng biện pháp nào thì cũng đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của vụ mùa đó. Bởi vậy, bà con hãy chủ động nâng cao dinh dưỡng cho cây lúa giúp cây lúa khoẻ, hạn chế sâu bệnh. 

Trong giai đoạn lúa bắt đầu trổ bông bà con sử dụng Bio Vô gạo thần tốc của Bio Việt Nam. Bio vô gạo thần tốc giúp hạt gạo đẩy nhanh, căng bóng, tròn, chắc tới cậy. Mặt khác, khi sử dụng phân bón lá hữu cơ này giúp cây lúa xanh lá đài, cứng cây hạn chế gãy đổ khi mưa, gió to. 

Bà con cần kỹ sư nông nghiệp của Bio Việt Nam tư vấn trực tiếp về sản phẩm hay kiến thức nông nghiệp,  mời liên hệ Hotline 087.633.8197.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

  1. Tăng Nhánh Hữu Hiệu Với Bio Siêu Đẻ Nhánh
  2. Lúa Hạn Chế Rụng Hạt Nhờ Bio Kali Bo Sữa Giai Đoạn Thu Hoạch
  3. Dinh Dưỡng Cho Lúa Đón Đòng, Trổ Thoát Đều

Bằng việc kết hợp các biện pháp trên, bà con có thể kiểm soát hiệu quả bệnh vàng lá chín sớm trên lúa và tăng năng suất bền vững. Thực hiện đúng với các biện pháp phòng và trừ bệnh trên lúa hiệu quả giúp bà con nâng cao năng suất, chất lượng mùa vụ đẩy lùi được bệnh vàng lá chín sớm trên lúa. Bio Việt Nam chúc bà con có 1 vụ mùa bội thu. 

DMCA.com Protection Status