Một số thuật ngữ và kí hiệu của thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu

Một số thuật ngữ và kí hiệu của thuốc BVTV và thuốc trừ sâu

Một số thuật ngữ và kí hiệu của thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu

Khi sử dụng thuốc BVTV và thuốc trừ sâu, việc hiểu rõ các thuật ngữ và ký hiệu đi kèm là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cây trồng. Các ký hiệu này thường giúp người dùng nhận biết loại thuốc, cách sử dụng, và những lưu ý trong quá trình phun xịt.

Một số thuật ngữ phổ biến liên quan đến hoạt chất, cách thức tác động, mức độ độc hại, và phạm vi sử dụng được ghi rõ trên nhãn sản phẩm. Việc nắm vững các thuật ngữ này không chỉ giúp tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh mà còn đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.

Các dạng thuốc trừ sâu theo ký hiệu

Hiện nay thuốc BVTV sẽ có 5 nhóm chính. Mỗi nhóm sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Bà con cần nắm rõ từng nhóm để lựa chọn loại phù hợp với cây trồng.

Thuốc trừ sâu có kí hiệu EC

Ký hiệu EC trong các loại thuốc trừ sâu là viết tắt của “Emulsifiable Concentrate,” có nghĩa là dung dịch nhũ tương đậm đặc (nhũ dầu). Đây là một trong những loại thuốc trừ sâu hiệu quả cao và phổ biến nhất trong các sản phẩm bảo vệ thực vật. Thuốc dạng EC tạo ra nhũ tương với kích thước hạt nhũ trong khoảng 0,1 đến 1,0 micromet.

Trước khi sử dụng, loại thuốc này cần được pha loãng với nước. Khi pha một lượng nhỏ nước, dung dịch sẽ có màu trắng đục như sữa và sẽ nhạt màu dần khi thêm nước. Một số ký hiệu khác của dòng thuốc nhũ tương bao gồm ME (Micro-Emulsion), EW (Water-based Emulsion), SE (Suspo-Emulsion), OS (Oil Soluble), và OD (Oil Dispersion).

> Xem thêm: Thuốc Trừ Sâu Safari 250 EC – Chuyên Rệp, Rầy Cho Cây Trồng

Thuốc trừ sâu có kí hiệu SL

Thuốc bảo vệ thực vật có ký hiệu SL (Soluble Liquid) là dạng dung dịch. Khi hòa tan vào nước sẽ tạo thành dung dịch lỏng đồng nhất và trong suốt. Dòng thuốc này dễ pha chế và sử dụng do khả năng tan hoàn toàn trong nước. Ngoài ký hiệu SL, một số loại thuốc trừ sâu dạng dung dịch còn được nhận biết qua các ký hiệu khác như AS (Aqueous Solution) hoặc L (Liquid).

Một số kí hiệu ở bao bì thuốc trừ sâu bạn nên biết

Một số kí hiệu ở bao bì thuốc trừ sâu bạn nên biết

Thuốc trừ sâu có kí hiệu SC

Thuốc trừ sâu có ký hiệu SC (Suspension Concentrate) là dạng huyền phù đậm đặc, thường được gọi là thuốc dạng sữa, bao gồm các hoạt chất rắn phân tán trong nước. SC đã trở nên ngày càng phổ biến nhờ vào tính an toàn cao cho người sử dụng, không có mùi và thân thiện với môi trường.

Loại thuốc này được đánh giá có hiệu quả mạnh mẽ hơn so với các dòng EC hoặc WP. Ngoài ký hiệu SC, các thuốc trừ sâu dạng huyền phù đậm đặc còn có ký hiệu như FL (Flowable Liquid) hoặc FC (Flowable Concentrate). Trước khi sử dụng, cần lắc đều chai để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Thuốc trừ sâu có kí hiệu WG

Ký hiệu WG: là dòng thuốc dạng bột, nhưng phần tử nhỏ, hòa tan cực nhanh, lơ lửng trong nước, ít bị lắng đọng. Thuốc được hòa với nước để phun lên cây. Cùng nhóm này còn có WDG (Water Dispersible) hay DG (Dispersible Granule).

Thuốc trừ sâu có kí hiệu WP

Ký hiệu WP là thuốc dạng bột thấm nước ở thể rắn, với hạt mịn. Khi pha vào nước, các hạt thuốc sẽ lơ lửng tạo thành huyền phù, có màu hơi đục hoặc trắng, tùy thuộc vào màu sắc của bột thuốc. Mặc dù không phổ biến như các dòng EC hay SC, nhưng thuốc BVTV dòng WP vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát bệnh hại trên cây trồng.

Ưu điểm của thuốc WP là khả năng hòa tan nhanh, không có mùi hôi, kiểm soát nhiều loại côn trùng và ít gây dị ứng cho da. Tuy nhiên, việc pha trộn có thể gặp khó khăn với bình nhỏ và dễ bị bay thuốc khi có gió, do đó cần khuấy kỹ để đảm bảo thuốc tan đều và phân tán hiệu quả trong nước.

Thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều loại khác nhau (khoảng trên 10.000 hợp chất độc) và có nhiều cách phân loại khác nhau. Dưới đây là phân thuốc theo đối tượng diệt trừ phổ biến: Thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ vi khuẩn, trừ nấm,…

Tiếp xúc 

Thuốc trừ sâu loại tiếp xúc tiêu diệt côn trùng bằng cách xâm nhập qua da của chúng. Thuốc trừ bệnh dạng này chỉ bám trên bề mặt lá hoặc thân cây sau khi phun và chỉ diệt được vi sinh vật nào tiếp xúc trực tiếp với thuốc trên bề mặt cây.

Tương tự, thuốc trừ cỏ dạng tiếp xúc chỉ gây tổn thương tại những vị trí mà cây cỏ tiếp xúc với giọt thuốc.

Vị độc

Thuốc dạng vị độc phát huy tác dụng khi đi vào cơ thể động vật thông qua hệ tiêu hóa. Chất độc từ thuốc hòa tan trong dịch vị ở dạ dày và ruột. Sau đó thấm qua thành ruột và lan tới các cơ quan khác. Gây hại cho côn trùng, chuột, chim và các loài sinh vật khác.

Xông hơi

Thuốc trừ sâu, nấm, vi khuẩn và chuột có thể hoạt động qua đường hơi, dạng khí hoặc khói. Loại thuốc này có thể phun lên cây, xông trong nhà. Nhà kính, kho tàng, hoặc đất để tiêu diệt sinh vật gây hại. Hơi độc từ thuốc xâm nhập qua lỗ thở hoặc trực tiếp tiêu diệt dịch hại.

Nội hấp (lưu dẫn)

Thuốc có khả năng xâm nhập và di chuyển trong cây để diệt dịch hại bằng cách tiếp xúc hoặc vị độc. Trong cây, thuốc có thể di chuyển lên ngọn hoặc xuống rễ, tùy thuộc vào vị trí xâm nhập.

Thấm sâu

Loại thuốc này thấm qua các lớp tế bào biểu bì của cây để tiêu diệt dịch hại nằm dưới lớp biểu bì. Nhưng không có khả năng di chuyển qua các phần khác của cây.

Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật có thể pha chung với nhau

Nguyên tắc pha và phối trộn các loại thuốc trừ sâu theo đúng kỹ thuật. Là điều kiện tiên quyết để đạt được hiệu quả cao trong việc bảo vệ cây trồng. Đồng thời giảm thiểu tác hại đến môi trường và sức khỏe con người.

Sử dụng thuốc trừ sâu không thể thực hiện một cách tùy tiện. Mà phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt từ khâu chọn mua sản phẩm. Cách pha chế, phối trộn, đến thời điểm và kỹ thuật phun thuốc.

Điều quan trọng là không phải loại thuốc nào cũng có thể pha trộn chung với nhau. Nếu phối trộn không đúng loại hoặc không tuân thủ thứ tự pha chế. Không những không đạt được hiệu quả mà còn có thể làm mất tác dụng của thuốc hoặc gây ra phản ứng có hại.

Nguyên tắc pha trộn như nào cho hiệu quả?

Việc kết hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật cần dựa trên sự hiểu biết về các nhóm thuốc có thể phối hợp an toàn và hiệu quả. Thông thường, các loại thuốc thuộc các nhóm gốc khác nhau nên được kết hợp để mang lại hiệu quả diệt trừ sâu bệnh tối ưu.

Ví dụ, nhóm thuốc gốc Lân có thể phối hợp tốt với nhóm Cacbamat. Hay nhóm Cacbamat có thể kết hợp cùng nhóm Cúc hoặc nhóm điều hòa sinh trưởng. Ngoài ra, nhóm thuốc vi sinh cũng có thể phối hợp hiệu quả với các nhóm gốc Lân hoặc Cúc. Điều này giúp gia tăng khả năng kiểm soát nhiều loại sâu bệnh khác nhau. Đồng thời tận dụng tính năng đặc trưng của từng loại thuốc.

Một số loại thuốc BVTV có thể kết hợp cùng với nhau

Một số loại thuốc BVTV có thể kết hợp cùng với nhau

Khi phối trộn, có thể kết hợp các loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau. Như thuốc tiếp xúc, thuốc vị độc, thuốc xông hơi, và thuốc nội hấp lưu dẫn. Tuy nhiên, nếu phối trộn hai loại thuốc để tiêu diệt hai đối tượng khác nhau. Cần giữ nguyên nồng độ mỗi loại như khi sử dụng riêng lẻ.

Trong trường hợp cả hai loại thuốc đều nhằm diệt trừ cùng một loại sâu bệnh. Có thể giảm nồng độ của một hoặc cả hai loại, nhưng mức giảm tối đa chỉ nên là 50%. Đặc biệt, phải đảm bảo lượng nước phun phù hợp với yêu cầu để duy trì hiệu quả.

Thứ tự pha chế diễn ra như thế nào?

Quá trình pha chế cần được thực hiện đúng thứ tự. Trước hết, cho loại thuốc thứ nhất vào bình, sau đó đổ nước vào bình khoảng một nửa và khuấy đều. Tiếp theo, thêm loại thuốc thứ hai và tiếp tục cho thêm nước đến khi đủ lượng nước yêu cầu.

Thực hiện đúng quy trình này sẽ giúp bảo đảm rằng thuốc được pha trộn đồng đều. Và đạt hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ cây trồng.

Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật không nên kết hợp cùng nhau

Khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Việc phối hợp không đúng cách giữa các loại thuốc có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Từ việc giảm hiệu quả đến làm hại cây trồng. Một số loại thuốc không nên kết hợp cùng nhau. Nhằm tránh những phản ứng hóa học không mong muốn.

Đầu tiên, không nên kết hợp thuốc trừ bệnh với chất điều hòa sinh trưởng hoặc phân bón lá. Sự kết hợp này có thể làm giảm tác dụng của từng loại sản phẩm hoặc gây tổn hại cho cây trồng.

Ngoài ra, không được pha chung thuốc trừ bệnh có nguồn gốc kháng sinh với các loại thuốc trừ sâu vi sinh. Vì sự tương tác giữa chúng có thể làm mất tính năng của cả hai loại thuốc. Một sai lầm phổ biến khác là kết hợp thuốc trừ sâu hoặc thuốc trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng.

Nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân là do thuốc trừ sâu thường mang tính axit. Trong khi thuốc gốc đồng lại có tính kiềm cao. Khi pha chung, hai loại này sẽ trung hòa lẫn nhau. Làm giảm hiệu quả của cả hai.

Một số loại thuốc BVTV không nên kết hợp cùng với nhau

Một số loại thuốc BVTV không nên kết hợp cùng với nhau

Để đảm bảo các loại thuốc BVTV có thể phối hợp an toàn. Người dùng có thể kiểm tra bằng cách pha một lượng nhỏ của mỗi loại thuốc vào một cốc và khuấy đều.

Nếu sau khoảng 5 phút, thấy các dấu hiệu bất thường như kết tủa dưới đáy. Hay đóng váng trên bề mặt, bốc khói, tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc thay đổi màu sắc. Thì không nên sử dụng chúng cùng nhau.

Điều này giúp tránh được những rủi ro không mong muốn. Và đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ cây trồng.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI PHỐI TRỘN THUỐC BVTV VÀ PHÂN BÓN LÁ

Phối trộn phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình canh tác lúa. Nếu không thực hiện đúng cách, việc này có thể gây ra tình trạng tắc vòi phun và đóng cặn trong bình phun. Làm giảm hiệu quả của việc phun xịt và gây hại cho cây trồng.

Để tránh tình trạng này, cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng sau:

CÁCH KẾT HỢP

  1.  Phân bón lá KHÔNG pha chung với thuốc trừ bệnh hóa học và thuốc trừ cỏ sẽ gây các phản ứng làm giảm hiệu lực, kết tủa.
  2. Có thể pha với thuốc trừ sâu, nhưng sau khi pha phải phun ngay.
  3.  Không phối hợp thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh.
  4. Không phối hợp thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng như Coc 85, Coper B, Bordo (Booc Đô).
  5.  Khi pha trộn, nồng độ thuốc giữ nguyên
  6. không nên pha trộn nhiều loại thuốc với nhau (trên 2 loại) gây phản ứng chéo và giảm hiệu lực phân thuốc.

CÁCH PHA

  •  Trước khi phối trộn thuốc lạ nên thử trước: lấy mỗi loại 1 thìa cafe thuốc hòa với nước và khuấy nhẹ để 2-5 phút quan sát xem đáy cốc có kết tủa, đóng vàng, sủi bọ, biến đổi màu thì không nên trộn.
  • Hòa riêng từng loại thuốc với nước rồi mới đổ chung vào bình pha
  • Thuốc dạng bột hay dạng hạt (ký hiệu WG, BHN, BTN ở đuôi) hòa vào nước trước. Rồi đến thuốc dạng dung dịch (SL, SP, SC), sau đó là thuốc dạng nhũ dầu (EC, ND).
Khi phối trộn thuốc BVTV và phân bón lá cần lưu ý gì?

Khi phối trộn thuốc BVTV và phân bón lá cần lưu ý gì?

CÁCH PHUN

  1. Không phun vào thời tiết quá nắng nóng gây cháy lá hoặc trời sắp mưa làm trôi mất phân thuốc.
  2. Không phun lúc lúa trỗ bông, thụ phấn
  3. Phun đúng giai đoạn phát triển của lúa.
  4. Không phun khi cây lúa sắp đến ngày thu hoạch, không đủ thời gian cách ly.

Để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và thuốc trừ sâu hiệu quả. Việc hiểu rõ các thuật ngữ và ký hiệu đi kèm là vô cùng quan trọng. Các ký hiệu như EC, SC, WP hay SL không chỉ thể hiện dạng bào chế. Mà còn ảnh hưởng đến cách sử dụng và hiệu quả của từng loại thuốc.

Việc nắm vững thông tin này giúp bà con nông dân dễ dàng chọn lựa sản phẩm phù hợp. Từ đó tối ưu hóa khả năng phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ mùa màng. Hơn thế nữa, việc áp dụng đúng kỹ thuật còn góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.