Lượng phân bón cho lúa ĐÚNG – ĐỦ – ĐỀU cho mùa vụ năng suất
Lượng phân bón cho lúa ĐÚNG – ĐỦ – ĐỀU cho mùa vụ năng suất
Lúa loại cây lương thực ngắn ngày nhưng dễ thích nghi với thổ nhưỡng cũng như khí hậu của Việt Nam. Ngoài điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, kỹ thuật canh tác cây lúa lượng phân bón cho lúa là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ. Vậy lượng phân bón như thế nào là đúng và đủ vừa tiết kiệm mà giúp lúa phát triển tốt, năng suất cao? Cùng BIO VIỆT NAM tìm hiểu chi tiết lượng phân bón cho lúa được kỹ sư nông nghiệp chia sẻ dưới đây nhé!
Vì sao phải bón đúng lượng phân bón cho lúa?
Bón đúng lượng phân bón giúp lúa có đủ dinh dưỡng trong từng giai đoạn để phát triển tốt, cho năng suất cao. Hơn thế nữa, việc bón đúng – đủ phân bón còn giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí phân bón, đảm bảo chất lượng sản phẩm lúa gạo, nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ đó, giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững hơn nữa.
Bón đúng lượng phân bón cho lúa giúp đảm bảo năng suất và chất lượng
Lượng phân bón cho lúa đúng – đủ mang lại nhiều lợi ích:
- Cung cấp dinh dưỡng cân đối giúp cây lúa phát triển mạnh, đẻ nhánh tốt, bông to, chắc hạt.
- Tránh hiện tượng thiếu – thừa phân khi sử dụng sai liều lượng. Nếu thiếu phân cây lúa sẽ bị còi cọc, năng suất thấp. Còn nếu thừa phân thân cây bị yếu dễ đổ ngã, nhiều sâu bệnh, giảm chất lượng hạt.
Tăng sức đề kháng cho cây lúa, hạn chế sâu bệnh
- Giúp cây khỏe mạnh: Bón đúng lượng giúp cây lúa phát triển cân đối, cứng cáp, ít bị sâu bệnh và chịu được điều kiện thời tiết bất lợi.
- Đẻ nhánh tập trung: Cây lúa phát triển đồng đều, thân khoẻ, bông đều, trổ nhanh, vào hạt 100%, ít bị lem lép, sâu bệnh.
Tiết kiệm chi phí sản xuất
Với lượng phân bón cho lúa phù hợp giúp bà con nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất:
- Tiết kiệm phân bón: Bón đúng lượng phân giúp bà con không tốn nhiều chi phí mua phần bón mà cây lúa vẫn phát triển đồng đều, cho năng suất cao.
- Giảm công lao động: Phân phối hợp lý, khoa học giúp bà con giảm số lần bón, tiết kiệm thời gian và công sức mà năng suất vẫn được đảm bảo.
Phân bón cho lúa phù hợp giúp bảo vệ môi trường
- Hạn chế ô nhiễm đất và nước: Bón dư thừa phân đạm hoặc kali có thể gây ô nhiễm nguồn nước, làm mất cân bằng sinh thái. Bởi vậy, bà con nên bón đúng liều lượng, tránh lãng phí.
- Bảo vệ sức khỏe con người: Giảm nguy cơ tồn dư hóa chất trong sản phẩm lúa gạo, giúp chất lượng lúa, gạo của bà con được đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Lượng phân bón cho lúa như thế nào là đúng – đủ – đều
Lượng phân bón cho lúa là điều kiện tiên quyết giúp lúa đạt năng suất hay không? Tuy nhiên, không phải cứ bón phân là lúa tốt, cho năng suất cao. Mà cần phải bón đúng loại phân với lượng vừa đủ cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa. Dưới đây là lượng phân bón thích hợp cho lúa ở các giai đoạn phát triển và sự khác biệt giữa lúa miền Nam và miền Bắc.
Giai đoạn lúa sau sạ đến đẻ nhánh (7-35 ngày)
Giai đoạn đầu khi mới cấy/sạ xong bà con cần chú ý tới việc bón lót và bón thúc với lượng phận phù hợp:
- Bón lót (Bón trước khí cấy, sạ): Bà con nên bón phân hữu cơ, phân chuồng,vôi, lân tùy vào tình trạng đất ruộng, xử lý kỹ rơm rạ, tồn dư.
- Bón thúc
Lần 1: 7-10 ngày sau sạ: (Cung cấp đủ dinh dưỡng để lúa phát triển rễ đẻ nhánh)
3 ngày sau bón thúc lần 1
+ Phân đạm : <=> 3-4 kg/ 1000m2,
+ kali clorua: <=> 2 – 2,5 kg/công 1000m2
( Hoặc thay thế bằng NPK, DAP)
Ngoài ra bà con nên phun Bio siêu đẻ nhánh giúp lúa đẻ nhánh hữu hiệu, rễ bật nhanh, lá cứng, bụi nở to, ngắn lóng.
Lần 2: 20-25 ngày sau sạ: (Cung cấp dinh dưỡng cho quá trình lúa đẻ nhánh tích cực)
+ Phun siêu đẻ nhánh lần 2 sau lần 1 7-10 ngày , sau đó bón thúc:
+ Đạm Ure: 4-5 kg/1ha)
+ Kali Clorua: 2-3kg
( Có thể thay thế bằng NPK, DAP)
=> Liều lượng bón gốc, bón lá thay đổi tùy thực tế
Chú ý: không bón muộn để nhánh vô hiệu phát sinh, cạnh tranh dinh dưỡng và lây lan nấm bệnh
Giai đoạn lúa làm đòng đến trổ bông (35 – 40 ngày sau sạ)
Giai đoạn 35- 40 ngày sau sạ bà con cần bón thúc đủ dinh dưỡng để lúa làm đòng nhanh, vào hạt đều tránh tình trạng lem lép hạt. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều dinh dưỡng sẽ khiến cây lúa dễ gãy đổ và sâu bệnh.
- Bón thúc
+ Bón đón đòng: 35 – 40 ngày tùy giống lúa
- Đạm: 3-4kg/1000m2)
- Kali: 2-3kg KCl/1000m2
+ Bà con nên bổ sung thêm rước đòng lần 1 để cây ra đòng nhanh, đòng to, phân hoá được hiệu quả.
+ Sau 7 ngày phun rước đòng lần 2
+ Bón thúc đòng sau đợt đón đóng 10 ngày ( nếu cần )
+ Phun rước đòng lần 3 nếu cần kết hợp phun phòng trừ nấm bệnh, vi khuẩn, lem lép,…trước trổ
Giai đoạn lúa vào gạo (65-70 ngày sau sạ đến khi thu hoạch)
Giai đoạn này bà con cần bón đủ dinh dưỡng để cho hạt gạo to, tròn, hạn chế tình trạng lem lép.
- Bón phân
+ Kali Clorua: 2-3 kg KCl, (hoặc NPK)
+ Đạm 3-4kg (quan sát lá bón đạm)
Bà con nên phun thêm Organic Bio Allicin cữ 1 giúp lúa trổ thoát đều, vào gạo nhanh hơn, tăng chất lượng tinh bột trong hạt gạo.
Chú ý: Khi bón phân hay phun nên tránh giờ hoa lúa thụ phấn.
Lưu ý quan trọng khi bón phân cho lúa
Để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc bón phân cho lúa, cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng như điều kiện đất, khí hậu, cách chia bón phân, quản lý nước và cỏ dại.
Tùy theo điều kiện đất và khí hậu
- Tuỳ vào điều kiện đất, khí hậu để sử dụng phân hợp lý
Mỗi vùng đất và khí hậu sẽ có đặc thù riêng, vì vậy việc điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp là rất quan trọng:
Đất phù sa: Đất phù sa thường giàu dinh dưỡng, nhưng có thể thiếu một số yếu tố vi lượng. Phân lân và kali cần được bổ sung để đảm bảo cây lúa phát triển khỏe mạnh. Lúa cấy trên đất phù sa không cần quá nhiều phân đạm, bởi đất có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất tự nhiên.
Đất mặn, phèn: Đối với đất mặn hoặc phèn, cần bổ sung nhiều phân lân để giúp cây hấp thụ tốt hơn. Kali và canxi cũng cần được bón đúng lúc để cải thiện độ pH của đất và giúp cây lúa phát triển mạnh.
Khí hậu: Trong điều kiện khí hậu nóng, lượng phân đạm có thể phải giảm bớt vì cây lúa sẽ dễ bị cháy lá và phát triển không đồng đều. Ngược lại, trong mùa lạnh, phân đạm có thể được bổ sung nhiều hơn để tăng cường phát triển cây.
- Quản lý nước và cỏ dại
Ngoài việc chú ý tới đất và thời tiết để bón phân cho hợp lý thì bà con cũng cần chú ý tới nguồn nước và cỏ dại.
Quản lý nước: Mực nước trong ruộng lúa cần được duy trì ổn định, không để nước quá cạn hoặc quá sâu, vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ phân bón của cây. Đặc biệt là trong giai đoạn lúa bén rễ và đẻ nhánh, mực nước quá sâu sẽ làm giảm khả năng cây lúa tiếp cận phân bón.
Quản lý cỏ dại: Cỏ dại sẽ cạnh tranh với cây lúa về dinh dưỡng và nước, làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón. Cần thường xuyên kiểm soát cỏ dại trong suốt vụ lúa, đặc biệt là sau khi bón phân để giảm thiểu tác động tiêu cực từ cỏ dại.
- Bón phân đúng thời điểm, đủ lượng và đúng tỷ lệ
Bón phân đúng thời điểm là yếu tố quyết định để cây lúa phát triển đồng đều và đạt năng suất cao:
Bón phân quá sớm: Dẫn đến lúa phát triển nhanh nhưng dễ bị vươn lóng, lá yếu và dễ đổ ngã.
Bón phân quá muộn: Cây lúa thiếu dinh dưỡng vào các giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất.
Đúng lượng: Cung cấp đúng lượng phân bón theo nhu cầu sẽ giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh mà không gây lãng phí hoặc ô nhiễm môi trường.
Đúng tỷ lệ: Mỗi loại phân bón (NPK, urê, kali, lân) đều có vai trò riêng trong từng giai đoạn phát triển của lúa. Cần bón đúng tỷ lệ để cây lúa nhận đủ các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu, từ đó đạt năng suất tối ưu.
Việc bón phân đúng thời điểm, đủ lượng và đúng tỷ lệ là yếu tố quyết định giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và điều kiện đất đai, khí hậu, lượng phân bón cần được điều chỉnh sao cho phù hợp. Đặc biệt, việc chia bón phân thành nhiều lần, quản lý nước ổn định và kiểm soát cỏ dại sẽ giúp cây lúa tận dụng tối đa dinh dưỡng từ phân bón.
Để đạt được năng suất và chất lượng lúa tốt nhất, việc lựa chọn phân bón phù hợp là rất quan trọng. Phân bón BIO Việt Nam cung cấp các sản phẩm phân bón chất lượng cao, giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây lúa ở mọi giai đoạn phát triển. Các sản phẩm phân bón của BIO Việt Nam được sản xuất từ công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn cho môi trường và nâng cao hiệu quả canh tác.
Hãy lựa chọn phân bón BIO Việt Nam để giúp cây lúa của bạn phát triển mạnh mẽ, cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt nhất.