Lúa Cong Trái Me Sử Dụng Phân Bón Gì? Cách Chăm Sóc Như Thế Nào?
Lúa Cong Trái Me Sử Dụng Phân Bón Gì? Cách Chăm Sóc Như Thế Nào?
Lúa cong trái me là giai đoạn nào của quá trình sinh trưởng cây lúa. Cách chăm sóc ra sao. Tất cả có trong bài viết này. Hãy cùng Công Ty Bio Việt Nam khám phá để giúp bà con có thể thêm những kiến thức hữu ích, tăng năng suất cho cây lúa nhé!
Cách chăm sóc lúa cong trái me như thế nào?
Khi lúa của bà con đang vào giai đoạn cong trái me, đỏ đuôi. Làm thế nào để tăng năng suất và chất lượng của bông lúa. Dưới đây, là những chia sẻ của chuyên gia? Mời bà con cùng theo dõi!
Sử dụng phân bón để bón đóng, nuôi hạt
Nhằm hạn chế quá trình đẻ nhánh, sinh trưởng của cây lúa hơn. Cũng như giúp việc vươn đòng được thuận tiện, bà con cần sử dụng phân bón thúc đòng cho lúa giai đoạn này. Không nên thấy lúa tốt mà bỏ qua, bởi sẽ ảnh hưởng tới quá trình phân hóa của mầm hoa. Nghiên cứu cũng như thực tế đã chỉ ra rằng. Sử dụng phân bón cho lúa lúc này giúp tăng số lượng hoa phân hóa, số gié trên bông và đem lại tỷ lệ chắc hạt, đều hạt trên bông nhiều hơn.
Khi giai đoạn lúa từ 10 đến 15 ngày sau khi lúa trổ là giai đoạn cong trái me ( hay còn gọi chín sữa) quyết định 70 – 80 % năng suất hạt thóc nên rất cần đến Kali và một số thành phần trung vi lượng khác. Vì vậy, cần tập trung bón phân để tăng tỷ lệ hạt chắc trên bông nhiều hơn. Khi đó, chất lượng tinh bột tốt thì năng suất cao hơn. Giai đoạn này cần sử dụng đến 50% lượng Kali so với cả vụ cho giai đoạn này.
Một số lưu ý nhỏ với bà con
Với những ruộng lúa bà con đã bón đạm quá nhiều hoặc mưa nhiều thì không nên bón thêm cho lúc này. Tốt nhất nên trộn Kali clorua kết hợp đất bột và rắc cho lúa.
Nếu lúa đến giai đoạn cuối vụ, thường xuất hiện nhiều mưa kèm sấm chớp thì cần tăng thêm 0,5 đến 1kg Ure và 1kg Kali clorua/ 1 sào. Với khối lượng như vậy, bà con sử dụng cho dòng lúa cao sản. Hoặc phun Kalisunphat (200gram/1 sào) khi bông lúa trổ. Với việc làm này, giúp cây lúa tăng tỷ lệ chắc hạt, bông mẩy hơn, to hơn, đều mà bộ lá vẫn sống đến khi lúa được thu hoạch.
Nếu bà con có lúa biểu hiện của vàng lá do thiếu vi lượng, đầu lá bị khô héo. Lúc này, cây lúa cần bổ sung thêm phân bón lá siêu vi lượng hợp cùng Kali trắng để lúa sinh trưởng tốt hơn.
Tưới nước cho lúa
Khi đến giai đoạn lúa sau trổ, bà con cần rút hết nước chỉ giữ ruộng mềm để giun cày, xới để kích thích lúa ra mạnh cho đợt rễ cuối cùng, giúp cây cứng cáp và thuận lợi cho phơi màu. Khi lúa trổ đạt khoảng 85% thì bà con đưa nước trở lại ruộng ở mức từ 3cm đến 4cm. Là giai đoạn lúa chín đỏ đuôi thì cần tháo nước và giữ ruộng cho vừa đủ độ ẩm.
Với cách điều tiết này giúp cây lúa chín sớm, hạt mẩy, đồng loạt. Bên cạnh đó, cây lúa cứng cáp, chống chịu đổ tốt đem lại vụ thu hoạch thuận lợi, năng suất.
Phòng trừ sâu bệnh cho giai đoạn lúa cong trái me
Khi lúa bước vào thời kỳ giữa đến cuối vụ, là giai đoạn nhạy cảm của lúa khi xuất hiện nhiều loại sâu bệnh. Có thể gặp phải như: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, khô vằn, đạo ôn cổ bông…
Để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, bà con cần áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật đồng bộ. Khi đó, cây lúa sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, ruộng lúa được thông thoáng từ đó côn trùng sẽ ít ghé thăm hơn, thân lá không xanh đậm, mềm yếu.
Bà con nên thăm đồng áng thường xuyên để nhận biết và phát hiện các loại sâu bệnh sớm để có những biện pháp phòng trừ hiệu quả. Khi cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì nên lựa chọn những loại sản phẩm an toàn, ít hoặc không tác động, gây hại hệ sinh vật có ích có trong ruộng lúa.
Giai đoạn lúa cong trái me sử dụng phân bón gì
Organic Bio Allicin là dòng sản phẩm phân bón hữu cơ với sức mạnh Bio X2 có tác dụng: Tăng tỳ lệ hạt chắc trên bông 10%, tăng tuổi thọ, xanh lá đòng, tăng năng suất 500 – 900 kg/ha. Cùng với đó, giúp lúa chín đồng loạt, sơm 3-5 ngày
Sản phẩm sử dụng chuyên cho cây lúa giai đoạn chín sữa/ cong trái me. Sauk hi lúa trổ hoàn toàn trên đồng ruộng khoảng 5-15 ngày. Hoặc trước khi thu hoạch từ 15 đến 25 ngày.
Đối với những loại cây trồng khác như: Đậu nành, đậu phộng, bắp thì phân bón hữu cơ Organic Bio Allicin sử dụng khi cây bắt đầu hình thành trái non.
Riêng với những loại cây trồng như: Hành, củ kiệu, tỏi… Thì bà con xử lý khi giai đoạn cây bắt đầu tạo củ.
Sản phẩm có thể sử dụng cho rất nhiều loại cây trồng khác nhau, liều lượng 1 gói 25g cho bình từ 20 – 25 lít.
Sản phẩm tạo năng lượng, tạo hạt giúp bụi to, đứng lá, dưỡng cây, to gốc. Bên cạnh đó, giúp lúa nở bụi, đẻ nhánh, mập cọng. Đối với cây trồng khác thì giúp to củ, nặng ký, chắc thịt…
Lúa cong trái me, đỏ đuôi là gì?
Từ khi sạ đến khi lúa trổ là giai đoạn tạo tiền đề cho năng suất bằng cách quản lý tốt dịch hại, bón phân cân đối đúng thời điểm để cho bông dài, hạt nhiều.
Tuy nhiên, giai đoạn từ trổ bông trở về sau, tức giai đoạn lúa cong trái me đến khi thu hoạch cần phải làm gì để tăng năng suất và giữ được phẩm chất lúa gạo?
Vào giai đoạn cong trái me, cây lúa bắt đầu suy kiệt, hệ thống rễ làm việc yếu ớt, chất sinh dưỡng trong đất cũng không còn.
Các chất dinh dưỡng tập trung để nuôi hạt chủ yếu được cung cấp từ quá trình quang hợp. Vì vậy, bộ lá đòng giai đoạn này đóng vai trò cực kỳ quan trọng để tạo nên năng suất.
Trong giai đoạn này, nông dân thường sử dụng phân bón lá và phân hạt để rải hay sử dụng một số sản phẩm hóa học để giúp lúa vào chắc tối đa.
Về nguyên tắc, sử dụng các biện pháp không hợp lý vào giai đoạn lúa cong trái me sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất lúa gạo. Việc sử dụng phân bón lá hay phân bón gốc sẽ làm hạt lúa tích lũy nitrat.
Sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn này có thể gây lưu tồn thuốc BVTV gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Một số sản phẩm không đảm bảo chất lượng còn sẽ làm giảm tuổi thọ của bộ lá đòng, thậm chí còn gây cháy lá, ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất, khiến tiền mất tật mang.
Kết luận
Trên đây là cách chăm sóc lúa giai đoạn cong trái me, đỏ đuôi mà chúng tôi đã tổng hợp lại, hy vọng bài viết này hữu ích đến bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay Công ty Bio Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.