Canh tác lúa là 1 trong những lĩnh vực quan trọng của ngành nông nghiệp, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguồn lương thực cho quốc gia. Ngoài việc lựa chọn giống lúa phù hợp, kỹ thuật canh tác thì phân bón là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng mùa vụ. Việc sử dụng phân bón đúng liều lượng, đúng thời điểm là rất quan trọng. Bài viết dưới đây Bio Việt Nam sẽ hướng dẫn bà con chi tiết liều lượng bón phân cho lúa đúng – đủ và tiết kiệm.
Các loại phân bón giúp lúa phát triển tốt
Phân bón lúa là dinh dưỡng quan trọng giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển. Có rất nhiều loại phân bón lúa: bón lót trước khi cấy, rải ra ruộng lúa và phun trực tiếp lên lá tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của cây lúa.
Phân bón lót, bón thúc cho lúa
Phân bón lót, bón thúc bà con thường sử dụng ở dạng thô với phân hữu cơ và phân vô cơ.
Phân hữu cơ gồm các loại như: phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh…Thường được bón xuống ruộng trước 5-7 ngày trước cấy đảm bảo rằng phân tan hoàn toàn và không khiến đất bị ngộ độc hữu cơ.
Phân vô cơ gồm: đạm – lân – kali, vôi, khoáng hỗn hợp và phân vi lượng. Loại phân này bà con bón với liều lượng hợp lý phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Phân bón lá cho lúa
Bao gồm các loại phân đa lượng dễ tan, thẩm thấu nhanh vào cây qua lá và phân vi lượng – kích thích ở dạng bột, nước. Sử dụng phân bón qua lá giúp cây lúa hấp thu nhanh, hữu hiệu trong điều kiện là đất đai bị phèn, mặn, bạc màu và bộ rễ ngắn, kém phát triển.
Phân bón lá có thể dễ dàng dùng với thuốc bảo vệ thực vật vừa giúp lúa phát triển mà lại phòng trừ được sâu bệnh.
Các giai đoạn bón phân cho lúa tốt nhất, đạt hiệu quả cao
Trước khi đi đến chi tiết liều lượng bón phân cho lúa thì bà con cần nắm được đặc điểm mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa để có thể sử dụng phân bón phù hợp, hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí, sức lao động.
- Thời kì trước khi sạ/cấy
Thường trước cấy/sạ 5-7 ngày bà con cần bón các loại phân vi sinh, phân hữu cơ để đất giàu dinh dưỡng nuôi cây. Bà con chú ý cần để phân bón hoà hết vào trong đất, tránh việc còn tồn dư sẽ khiến cây lúa bị ngộ độc hữu cơ.
- Thời kỳ đẻ nhánh sau sạ từ 7-10 ngày
Giai đoạn này lúa sạ/cấy sau 7-10 ngày đã bắt đầu bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh hữu hiệu. Thời kỳ này kéo dài 40 ngày bà con cần bón đủ Đạm, Lân, Kali kết hợp phân bón qua lá giúp lúa đẻ nhánh hữu hiệu, ra rễ nhanh, hạn chế tình trạng vàng lùn, lùn xoắn lá, còi cọc.
- Thời kỳ làm đòng
Giai đoạn làm đòng: Cây lúa phát triển thân và lá giai đoạn này đánh dấu sự hình thành của đòng (bông lúa). Đòng lúa sẽ dần được hình thành trong thân cây. Thời kỳ này bà con nên bón đủ NPK tổng hợp kết hợp phân bón lá giúp dưỡng đòng, mập đòng.
- Thời kỳ trổ bông
Giai đoạn trổ bông: Đòng lúa bắt đầu trổ bông, từ đó hoa lúa nở và thụ phấn. Đây là giai đoạn quan trọng để cây lúa tạo ra hạt lúa. Bởi vậy, bà con cần bón đúng bón đủ dinh dưỡng để cây lúa vào hạt đều, hạt to, chắc, mẩy, giảm tỉ lệ lép.
Liều lượng bón phân cho lúa hiệu quả, tiết kiệm
Liều lượng bón phân cho lúa không cân đối sẽ khiến đất bạc màu, lúa nhiều sâu bệnh và năng suất kém. Điều này khiến mùa màng thất thu và chi phí của bà con nông dân cũng sẽ tăng cao. Bởi vậy, bà con cần có lượng phân bón hợp lý.
Giai đoạn chuẩn bị đất và gieo mạ
Giai đoạn này là giai đoạn bà con làm đất, bón lót để chuẩn bị cấy/sạ. Trong giai đoạn này bà con nên sử dụng phân chuồng, NPK, lân, Kali để giúp đất giàu dưỡng chất.
- Phân chuồng hoai mục (hoặc phân hữu cơ): 5-7 tạ/sào.
- Phân NPK (16-16-8): 2-3 kg/sào.
- Phân lân (super lân): 1,5-2 kg/sào.
- Phân kali (KCl): 1kg/sào.
Giai đoạn này bà con chú ý cần làm kĩ đất, phân bón hoà tan hoàn toàn vào đất để tránh việc cây lúa mới cấy/sạ bị ngộ độc hữu cơ.
Giai đoạn mạ (7-10 ngày sau sạ/cấy)
Giai đoạn này bà con cần bón thúc cho lúa sau sạ/cấy từ 7-10 ngày để lúa non phát triển. Trong giai đoạn này bà con cần sử dụng các loại phân và liều lượng:
- Phân NPK (16-16-8): 1-1,5 kg/sào.
- Phân ure (đạm): 0,5-0,7 kg/sào.
Giai đoạn đẻ nhánh (18-22 ngày sau sạ/cấy)
Giai đoạn này là giai đoạn lúa cần đủ dinh dưỡng để đẻ nhánh hữu hiệu. Các loại phân
- Phân đạm (ure): 1-1,2 kg/sào.
- Phân NPK (16-16-8): 2-3 kg/sào.
- Phân kali (KCl): 1-1,5 kg/sào.
- Phân bón sinh học: Bio Siêu đẻ nhánh 1 chai 250ml/ha
Phân bón hữu cơ qua lá Bio Siêu đẻ nhánh giúp lúa ra rễ nhanh, đẻ nhánh hữu hiệu, hạn chế tình trạng vàng lá, lùn sọc đen.
Giai đoạn làm đòng và trổ bông (40-45 ngày sau sạ/cấy)
Giai đoạn này bà con cần duy trì dinh dưỡng trong đất cũng như tăng nguồn dinh dưỡng qua lá giúp cây lúa khoẻ mạnh, hạn chế sâu bệnh. Nhờ đó, lúa mới phát triển, trổ đòng to, đồng loạt, trổ đều, bông to, chắc hạt, năng suất cao.
Liều lượng bón phân cho lúa giai đoạn này:
- Phân đạm (ure): 1-1,2 kg/sào.
- Phân NPK (16-16-8): 2-3 kg/sào.
- Phân kali (KCl): 1-1,5 kg/sào.
- Phân bón qua lá Bio Siêu rước đòng: 1 chai 250ml/ha.
Bio Siêu rước đòng là phân bón hữu cơ qua lá cho lúa giai đoạn làm đòng giúp đòng to, đồng mập và trổ thoát đồng loạt.
Giai đoạn trổ bông
Giai đoạn lúa trổ bông là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng của cây lúa. Đây là lúc các bông lúa bắt đầu trồi lên khỏi bẹ lá và hoa lúa mở để thụ phấn.
Các loại phân bà con có thể bón trong giai đoạn này:
- Phân Kali: 1-1,5kg/sào
- Phân NPK: 2-3kg/sào
- Phân bón hữu cơ sinh học: Bio Vô gạo thần tốc 1 chai 250ml/chai
Bio vô gạo thần tốc là phân bón sinh học giúp lúa giúp lúa vô gạo nhanh, đồng thời tăng cường sức đề kháng, giúp cây chống chịu tốt hơn với các yếu tố bất lợi như thời tiết và sâu bệnh.
Giai đoạn chín
Giai đoạn cuối cùng của cây lúa, giai đoạn này cây lúa cần dinh dưỡng để nuôi cho hạt gạo chắc, mẩy.
- Phân kali (KCl): 1-1,2 kg/sào.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng phân bón cho lúa hiệu quả
Khi bón phân cho lúa, cần cân nhắc đến các yếu tố quan trọng như đặc điểm đất, giống lúa, thời tiết, và kỹ thuật canh tác để đảm bảo cây lúa hấp thụ dinh dưỡng tối ưu, hạn chế lãng phí phân bón và tăng năng suất.
Đặc điểm đất
- Đất chua (pH < 5): Cần bổ sung vôi (10-15 kg/sào) để cải tạo pH đất, tăng hiệu quả sử dụng phân lân và kali.
- Đất phèn: Tăng cường phân lân (1,5-2 kg/sào) và kali (1-1,5 kg/sào) để hỗ trợ phát triển hạt.
- Đất phù sa: Bón lượng phân vừa phải, tập trung vào đạm và kali vì đất đã giàu lân tự nhiên.
Giống lúa
- Giống ngắn ngày: Hấp thụ nhanh dinh dưỡng, nên chia phân bón thành nhiều lần với liều lượng nhỏ.
- Giống dài ngày: Bón lót nhiều hơn, tăng lượng phân vào các giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.
- Lúa lai, lúa chất lượng cao: Cần bón cân đối các nguyên tố đa, trung, và vi lượng để đạt năng suất tối ưu.
Điều kiện thời tiết
- Thời tiết nóng, khô: Cần tăng cường kali để hạn chế mất nước, giúp cây chống chịu tốt hơn.
- Thời tiết mưa nhiều: Giảm lượng đạm, tăng kali để tránh lúa bị đổ ngã hoặc phát triển quá mức.
- Thời tiết lạnh: Tăng lượng phân lân để kích thích ra rễ, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Kỹ thuật canh tác
- Bón phân lót: Tăng cường hữu cơ, lân, và một phần kali để cải thiện đất và hỗ trợ cây non phát triển.
- Bón thúc: Chia làm nhiều đợt theo các giai đoạn sinh trưởng (đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông) để cây hấp thụ tốt nhất.
- Tưới nước: Duy trì nước ngập đều (3-5 cm) để phân tan đều và cây dễ hấp thụ.
Nguyên tắc chung
- Bón đúng loại phân (đạm, lân, kali, hoặc vi lượng) phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
- Bón đúng thời điểm, tránh bón sát ngày trổ bông để hạn chế bệnh hại.
- Bón cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng, tránh lạm dụng đạm vì dễ gây sâu bệnh và đổ ngã.
Liều lượng bón phân cho lúa cần được điều chỉnh dựa vào đặc điểm đất, giống lúa và giai đoạn sinh trưởng. Đảm bảo bón đúng loại, đúng thời điểm: lót nhiều lân và hữu cơ, thúc đạm và kali ở đẻ nhánh, làm đòng, và tăng kali khi trổ bông. Giống tốt, kỹ thuật canh tác cùng lượng phân bón hợp lý giúp bà con có 1 vụ mùa chất lượng, năng suất cao.