Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hành Lá

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hành Lá

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hành Lá

Trồng và chăm sóc cây hành lá đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng để đạt năng suất cao và cây khỏe mạnh. Áp dụng đúng kỹ thuật từ khâu chọn giống, chuẩn bị đất, gieo trồng, đến bón phân và phòng trừ sâu bệnh sẽ giúp cây hành lá phát triển mạnh mẽ, lớn nhanh, lá xanh mướt, và đạt năng suất cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc là yếu tố quan trọng nhất đến quyết định năng suất và chất lượng cây trồng.

Nhờ đó, bà con nông dân có thể thu hoạch được sản lượng lớn, mang lại lợi ích kinh tế và tăng thu nhập.

Kỹ thuật Lựa chọn giống hành

Kỹ thuật lựa chọn giống hành là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình trồng hành lá. Để đạt được năng suất cao và cây khỏe mạnh, cần chọn giống hành chất lượng, không bị nhiễm bệnh, và có tỉ lệ nảy mầm cao.

Để hành đạt năng suất cần lựa chọn giống hành tốt

Để hành đạt năng suất cần lựa chọn giống hành tốt

Cần chọn giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương để cây phát triển tốt nhất. Việc lựa chọn giống kỹ lưỡng sẽ đảm bảo cây hành lá phát triển đồng đều, ít sâu bệnh, và cho năng suất cao.

Hiện nay, các hộ nông dân thường trồng hai loại hành chính là hành gốc tím và hành hương (hành gốc trắng). Trong đó, hành gốc tím được ưa chuộng hơn vì cho năng suất cao, ít sâu bệnh và ít đổ gãy hơn so với hành hương.

Người trồng có thể sử dụng giống hành từ vụ trước hoặc mua giống từ các cửa hàng uy tín tại địa phương để đảm bảo chất lượng và năng suất cây trồng.

Hành hương phát triển nhanh, thường được dùng cho bữa ăn gia đình, quán ăn nhỏ, gia vị ngành thực phẩm.

Hành gốc tím có bụi lớn, lá to, được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm vì được thị trường rất ưa chuộng.

Kỹ thuật trồng hành lá

Để hành lá đạt được năng suất như mong muốn, bà con nông dân cần có những kỹ thuật trồng đúng và cần lưu ý những vấn đề xung quanh vườn trồng hành của mình. Bio Việt Nam hướng dẫn các kỹ thuật chính để bà con nắm bắt được kỹ thuật.

Thời vụ trồng

Hành có thể trồng được quanh năm, cũng như các cây trồng khác có thời vụ chính là gieo tháng 1,2 trồng tháng 2,3 và tháng 9,10 đến tháng 4 năm sau.

Đất trồng hành

Đất trồng hành cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo cây phát triển tốt và đạt năng suất cao.

Đất nên tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Độ pH lý tưởng cho đất trồng hành là từ 6.0 đến 6.5.

Làm đất trồng hành cần phân chia theo luống

Làm đất trồng hành cần phân chia theo luống

Trước khi trồng, cần làm sạch cỏ dại và các tàn dư thực vật, sau đó cày xới đất sâu khoảng 20-30 cm.

Bón lót phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục để cung cấp dinh dưỡng nền cho cây.

Nên xử lý đất trước khi trồng 5 – 7 ngày giúp cải thiện chất lượng đất và duy trì độ ẩm phù hợp sẽ giúp hành phát triển mạnh mẽ, ít sâu bệnh và đạt năng suất cao.

Mật độ trồng và cách trồng

Cây giống nên được ươm ở vườn ươm.

Trồng hành với khoảng cách hàng cách hàng 20-25 cm, cây cách cây 12-15 cm. Để đảm bảo thoát nước và thuận tiện cho việc chăm sóc, cần duy trì rãnh giữa hai liếp rộng hơn 30 cm.

Khi trồng, dùng vật nhọn tạo hốc và trồng mỗi hốc hai nhánh. Không nên trồng quá sâu, chỉ khoảng 2-3 cm là đủ.

Sau khi trồng xong, hãy rải một lớp rơm hoặc rạ mỏng lên bề mặt đất. Lớp phủ này giúp giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại mọc, và giữ ấm cho cây hành trong mùa mưa, thời tiết lạnh giá và sương muối vào mùa đông.

Việc này không chỉ giúp bảo vệ cây hành mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt hơn.

Cung cấp dinh dưỡng cho hành qua phân bón

Tổng lượng phân dùng cho 1.000 m2: Phân chuồng hoai 1-2 tấn + 30 kg tro + 12,5 kg urea, 28 kg super lân, 8 kg kali.

Dạng phân có thể sử dụng Urea, DAP, NPK, có thể tăng cường sử dụng thêm các chế phẩm vi lượng (muối borat), chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá để tăng cường dinh dưỡng cho hành và giảm hiện tượng cháy đầu lá. Trong trường hợp hành sinh trưởng xấu có thể dùng Super hume để phun lên hành.

Bón lót: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30 kg tro + 28 kg super lân + 5 kg kali

Bón thúc:

– Nguyên tắc bón phân thúc: Hòa nước, tưới bằng thùng vòi hoa sen. Tưới phân đầu tiên khi hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng), 7 ngày tưới phân 1 lần (khoảng 4-5 lần/vụ) tùy theo sinh trưởng của hành và tùy theo mùa vụ. Thời gian cách ly là 10 ngày trước khi thu hoạch.

Có thể sử dụng khuyến cáo sau (nếu sử dụng khuyến cáo này thì không bón lót phân lân):
+ Lần 1 (7 NST): 4,5 kg urea
+ Lần 2 (14 NST): 14 kg DAP + 1,5 kg KCl
+ Lần 3 (21 NST): 19 kg NPK 16-16-8 + 1,5 kg KCl
+ Lần 4 (28 NST): 17 kg DAP + 2,5 kg KCl
+ Lần 5 (nếu có, 35 NST): 4,5 kg urea.

Bio Siêu Hành Tỏi là nguồn cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho hành lá

Bio Siêu Hành Tỏi là nguồn cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho hành lá

Phân bón lá có thể phun kết hợp cùng phân bón gốc và thuốc bảo vệ thực vật.

Sử dụng phân bón lá Bio Siêu Hành Tỏi chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết như NPK, Sắt, Bo,… giúp cây phát triển cân đối và mạnh mẽ. Đặc biệt, Bio Siêu Hành Tỏi còn chứa Chitosan, một hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên, có khả năng chống lại các loại nấm bệnh và vi khuẩn gây hại trên cây hành.

Tuỳ vào tình trạng phát triển, bà con chia các đợt phun như sau:
Đợt 1: sau trồng khoảng 5 – 7 ngày.
Đợt 2: sau đợt 1 khoảng 10 – 14 ngày.
Đợt 3: sau đợt 2 khoảng 10 – 14 ngày.

Phòng ngừa sâu bệnh hại cây hành lá

Phòng ngừa sâu bệnh hại cây hành lá là một khâu quan trọng để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao.

>> Xem thêm: Phòng Trừ Bệnh Thán Thư Hại Hành Lá

Để ngăn ngừa sâu bệnh, cần thường xuyên kiểm tra cây trồng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Sử dụng biện pháp luân canh cây trồng để giảm nguy cơ sâu bệnh tích tụ trong đất.

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hóa học phù hợp, như thuốc trị nấm và côn trùng gây hại.

Bên cạnh đó, duy trì vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ lá già, cỏ dại và các tàn dư thực vật có thể là nguồn lây bệnh.
Chăm sóc đất trồng bằng cách bón phân cân đối và tưới nước hợp lý cũng giúp tăng sức đề kháng cho cây hành lá.

Việc áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hành lá là chìa khóa để đạt được vụ mùa bội thu. Từ khâu chọn giống, chuẩn bị đất, gieo trồng, bón phân, cho đến phòng ngừa sâu bệnh, mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cây hành phát triển khỏe mạnh và lớn nhanh.

Bằng sự tỉ mỉ và kiên trì, bà con nông dân không chỉ nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng cây trồng, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Hy vọng rằng những kỹ thuật và kinh nghiệm chia sẻ trên đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích, giúp bà con tự tin hơn trong việc chăm sóc và phát triển cây hành lá.