Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột sai trĩu quả

Ngày đăng 4 Tháng Sáu, 2025 Tác giả thu trang

Dưa chuột (hay còn gọi là dưa leo) là cây trồng phổ biến, dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch nhanh. Tuy nhiên, để dưa sai trĩu quả, đạt năng suất cao thì người trồng cần áp dụng đúng kỹ thuật từ khâu chọn giống đến trồng và chăm sóc. Bài viết dưới đây, kỹ sư nông nghiệp của Bio Việt Nam sẽ chia sẻ với bà con kỹ thuật trông và chăm sóc dưa chuột sai trĩu quả. 

Đặc tính của cây dưa chuột

Dưa chuột hay dưa leo là loại cây dễ trồng, ưa sáng, ưa ẩm. Vì vậy, bà con cả 2 miền Nam – Bắc có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, để trồng và chăm sóc đúng cách bà con cần hiểu về đặc tính của cây trồng này trước.

 

Điều kiện sinh trưởng

Dưa chuột là cây ưa sáng, ưa ấm và sinh trưởng mạnh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.

  • Nhiệt độ thích hợp: 25–30°C
  • Độ ẩm đất: 70–80%
  • Yêu cầu đất tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt
  • pH đất lý tưởng: từ 6.0 đến 6.8
  • Cây nhạy cảm với úng nước, cần trồng ở nơi thoáng khí

Thời vụ trồng

Thời vụ trồng ảnh hưởng lớn đến năng suất. Vì vậy, ở mỗi miền bà con cần lựa chọn thời gian trồng thích hợp để dưa leo đạt năng suất cao và ít sâu bệnh. 

  • Miền Bắc: Trồng vào vụ xuân (tháng 2–3) và vụ thu đông (tháng 9–10)
  • Miền Nam: Có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là đầu mùa khô hoặc đầu mùa mưa

Hướng dẫn cách trồng cây dưa chuột đúng kỹ thuật

Cách trồng dưa chuột đúng kỹ thuật không chỉ giúp tỉ lệ sống của cây tăng cao mà còn quyết định đến sự phát triển và năng suất của cây trồng. 

Ngâm ủ hạt giống dưa chuột

Bước đầu tiên và quan trọng đó là ngâm ủ hạt giống dưa chuột (dưa leo) cần đúng kĩ thuật để tăng tỉ lệ nảy mầm. 

Lựa chọn giống

Chọn giống dưa chuột chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu.
Một số giống dưa chuột phổ biến:

  • Giống lai F1 TN 112, TN 198
  • Giống HN 999, F1 Lai 404
  • Giống chịu nhiệt, quả dài, vỏ xanh bóng

Ủ giống

  • Ngâm hạt giống trong nước ấm (nhiệt độ khoảng 50°C) trong 4–6 giờ
  • Vớt hạt ra, bọc trong khăn ẩm, ủ nơi ấm trong 24–36 giờ
  • Khi hạt nứt nanh đều thì mang đi gieo

Gieo hạt dưa chuột

Bà con có thể gieo trực tiếp vào đất hoặc làm bầu, khay để gieo hạt dưa chuột (dưa leo). 

Gieo trực tiếp xuống đất

  • Làm luống cao, rộng 1–1,2m, rãnh sâu để thoát nước tốt
  • Gieo 2–3 hạt/hốc, khoảng cách hốc: 40–50cm
  • Sau khi cây lên 2 lá thật, tỉa bỏ cây yếu, giữ lại cây khỏe

Gieo vào khay

  • Dùng khay xốp hoặc bầu đất
  • Gieo 1–2 hạt/bầu, tưới nhẹ giữ ẩm
  • Sau 7–10 ngày, khi cây có 2–3 lá thật thì đem trồng ra ruộng

Làm đất và trồng cây dưa chuột

  • Cày bừa đất kỹ, làm sạch cỏ, lên luống cao từ 20–30cm
  • Bón lót phân chuồng hoai mục, vôi bột để xử lý đất và cải tạo độ pH
  • Trồng cây vào buổi chiều mát, tưới nước ngay sau khi trồng
  • Mật độ trồng trung bình: 1.000–1.200 cây/1.000m²

Cách chăm sóc cây dưa chuột sai trĩu quả

Chăm sóc đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng giúp cây dưa chuột phát triển khỏe mạnh, đậu quả đều và cho năng suất cao. Mỗi giai đoạn sinh trưởng cần có chế độ chăm sóc riêng phù hợp.

Giai đoạn cây mới trồng đến trước 30 ngày

  • Tưới nước: Giữ ẩm thường xuyên, nhất là 10 ngày đầu sau trồng
  • Làm giàn: Khi cây cao 20–25cm, cần làm giàn để dây leo bám, hạn chế sâu bệnh
  • Tỉa nhánh: Chỉ giữ lại 2–3 nhánh khỏe, loại bỏ nhánh yếu hoặc mọc quá dày
  • Bón thúc nhẹ: Dùng NPK 20-20-15 pha loãng tưới gốc, thúc cây phát triển thân lá
  • Phòng sâu bệnh: Phun thuốc sinh học phòng ngừa sâu ăn lá, bọ trĩ, nấm

Giai đoạn dưa chuột trồng được 1 tháng

  • Bấm ngọn: Khi cây có 5–6 lá thật, bấm ngọn chính để kích thích cây ra nhiều nhánh
  • Hãm đọt: Giúp cây tập trung dinh dưỡng vào nuôi hoa và quả
  • Bón phân: Bổ sung Kali, Bo và Canxi giúp thân cứng, hoa phát triển tốt
  • Duy trì độ ẩm: Tưới nước đều sáng – chiều, không tưới vào buổi tối

Giai đoạn dưa ra hoa kết trái

  • Tăng cường dinh dưỡng: Bón NPK 13-13-21, phun phân bón lá chứa Bo – Canxi – Kali
  • Hạn chế rụng hoa: Tránh thiếu nước hoặc bón thừa đạm gây rụng nụ
  • Tưới nước hợp lý: Tưới nhẹ vào gốc, không để đất quá khô hoặc quá ẩm
  • Thăm đồng thường xuyên: Kiểm tra sâu bệnh như bọ dưa, bệnh sương mai, phấn trắng
  • Tỉa quả: Nếu cây ra quá nhiều trái, nên tỉa bớt để nuôi trái đều, tránh nhỏ quả hoặc cong méo

Phân bón cho cây dưa chuột

Bón phân đúng cách giúp cây dưa chuột sinh trưởng khỏe, ra hoa nhiều, đậu trái tốt và kéo dài thời gian thu hoạch.

Bón lót (cho 1.000 m²)

  • 500–700 kg phân chuồng hoai mục
  • 20–25 kg super lân
  • 5–7 kg vôi bột (rải đều trước khi làm đất 7–10 ngày)

Bón thúc

  • Lần 1 (sau trồng 7–10 ngày):
    • NPK 20-20-15, 3–5kg/1.000m²
    • Kết hợp phân hữu cơ vi sinh, phân đạm cá, phân bón lá sinh học
  • Lần 2 (trước khi ra hoa):
    • NPK 16-16-8 hoặc NPK 12-5-10 + Kali
    • Bổ sung Bo, Canxi giúp tăng khả năng đậu hoa
  • Lần 3 (sau khi đậu trái):
    • NPK 13-13-21 hoặc NPK 15-5-25
    • Kết hợp phân bón lá chứa vi lượng để nuôi trái lớn, đều, vỏ bóng

Với dòng phân bón lá cho cây dựa chuột (dưa leo) bà con cả nước hiện nay đang sử dụng dòng phân: TOP ONE kết hợp SUPER LÂN CANXI BO KẼM cho cây ăn quả của công ty Bio Việt Nam. Bộ đôi sản phẩm giúp cây tăng trưởng nhanh, sai hoa, đậu trái cho quả thẳng, đẹp mã, ngọt thịt. 

Bà con cần tư vấn chi tiết về sản phẩm cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột mời bà con gọi HOTLINE: 087 633 8197. Kỹ sư nông nghiệp của Bio Việt Nam sẽ hỗ trợ bà con 24/07.

Lưu ý khi bón phân

  • Bón phân sau khi tưới nước hoặc có độ ẩm vừa phải
  • Tránh bón lúc trời nắng gắt hoặc ngay trước mưa
  • Không bón sát gốc để hạn chế cháy rễ

Phòng trừ sâu bệnh cho cây dưa chuột

Dưa chuột dễ mắc nhiều loại sâu bệnh hại. Cần áp dụng biện pháp phòng trừ sớm và thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời xử lý.

XEM THÊM: BIO SIÊU SÂU – DIỆT SẠCH MỌI LOẠI SÂU 

Sâu hại thường gặp

  • Bọ trĩ: Hút nhựa non, gây xoăn lá và rụng hoa
  • Bọ dưa: Ăn lá non, chích hút làm quả cong
  • Sâu xanh, sâu ăn lá: Gây thủng lá, làm cây yếu
  • Sâu đục thân: Làm héo cây, giảm năng suất

Biện pháp:

  • Dùng bẫy dính vàng bắt bọ trĩ, bọ dưa
  • Phun các chế phẩm sinh học như Neem oil, vi sinh Bt
  • Luân canh cây trồng khác họ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ

Bệnh thường gặp

  • Sương mai: Gây đốm vàng lá, cháy lá nhanh
  • Phấn trắng: Xuất hiện mốc trắng trên mặt lá
  • Héo xanh vi khuẩn: Làm cây héo đột ngột, không phục hồi
  • Thối rễ, thối gốc: Thường do úng hoặc nấm trong đất

Biện pháp:

  • Trồng cây nơi thoáng, không để lá quá rậm rạp
  • Tưới nước hợp lý, không để ngập úng
  • Dùng chế phẩm sinh học như Trichoderma, nấm đối kháng
  • Phun phòng định kỳ bằng thuốc sinh học hoặc thảo mộc

Việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa chuột đúng quy trình sẽ giúp cây khỏe mạnh, sai quả, cho mẫu mã đẹp và năng suất cao. Bà con nên kết hợp dinh dưỡng – phòng bệnh – chăm sóc theo từng giai đoạn để đạt hiệu quả tối ưu.

DMCA.com Protection Status