Kỹ Thuật Tiên Tiến “Ướt Khô Xen Kẽ”

Kỹ thuật ướt khô xen kẽ

Kỹ Thuật Tiên Tiến “Ướt Khô Xen Kẽ”

Kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ giúp giảm thiểu lượng nước bị thấm và bốc hơi. Từ đó hạn chế tổn thất nước trên mặt ruộng. Khi ruộng khô và ráo nước, số nhánh lúa đẻ muộn giảm đi. Giúp tập trung chất dinh dưỡng cho các nhánh lúa chính. 

Phơi ruộng cũng tạo điều kiện cho các chất hữu cơ phân giải, tích lũy dinh dưỡng trên ruộng. Thêm vào đó, ánh sáng chiếu vào gốc lúa giúp giảm số lượng rễ đen. Và tăng số rễ trắng, nâng cao khả năng hút nước của cây lúa. 

Kỹ thuật ướt khô xen kẽ

Kỹ thuật ướt khô xen kẽ

KỸ THUẬT “TƯỚI KHÔ XEN KẼ” 

Việc áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ không chỉ tiết kiệm nước mà còn giúp lúa đạt năng suất cao.

Trong tuần đầu tiên sau khi sạ, cần giữ mực nước ruộng từ mức bão hòa đến cao khoảng 1 cm. Sau đó, duy trì mực nước từ 1 – 3 cm theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa. Giữ liên tục cho đến khi bón phân lần thứ hai (khoảng 20 – 25 ngày sau sạ).

Giai đoạn này, nước rất quan trọng cho sự phát triển của cây lúa. Hạn chế cỏ mọc mầm và cần sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp.

Từ 25-40 ngày sau khi sạ, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh rộ và tối đa. Trong giai đoạn này, chỉ cần giữ mực nước vừa đủ, từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15 cm. Có thể sử dụng ống nhựa đục lỗ bên hông và chia vạch 5 cm để theo dõi mực nước. Khi nước xuống thấp hơn vạch 15 cm, cần bơm nước vào để ngập tối đa 5 cm so với mặt đất ruộng. Khi nước hạ từ từ dưới vạch 15 cm, tiếp tục bơm nước vào.

Cách điều tiết nước này giúp phơi lộ mặt ruộng, gọi là tưới ướt – khô xen kẽ. Mực nước dưới mặt đất càng xa (nhưng không thấp hơn 15 cm so với mặt đất) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào đất, cây lúa ít bị đổ ngã và dễ thu hoạch.

Đây cũng là giai đoạn lá lúa phát triển dày, hạt cỏ nếu có nảy mầm cũng không phát triển và cạnh tranh với cây lúa. Cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn phá hại. Mực nước không cao giúp hạch nấm khô vằn không phát tán, bệnh ít lây lan.

Lúa 40 – 45 ngày là giai đoạn bón phân lần thứ ba (bón thúc đòng hoặc bón đón đòng). Cần bơm nước vào ruộng khoảng 1 – 3 cm trước khi bón phân để tránh ánh sáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, đặc biệt là phân đạm.

Từ 60 – 70 ngày, khi lúa trổ đòng, cần giữ mực nước trong ruộng cao 3 – 5 cm liên tục trong khoảng 10 ngày để đảm bảo đủ nước cho lúa trổ và thụ phấn dễ dàng, tránh hạt lúa bị lép, lửng.

Từ 70 ngày đến thu hoạch, khi lúa ngậm sữa, chắc và chín, chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15 cm. Lưu ý cắt nước 10 ngày trước khi thu hoạch. Để mặt ruộng khô ráo, dễ thu hoạch bằng máy.

Lúa tốt nhờ áp dụng Kỹ thuật "Ướt - khô xen kẽ"

Lúa tốt nhờ áp dụng Kỹ thuật “Ướt – khô xen kẽ”

HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT “ƯỚT KHÔ XEN KẼ”

Theo TS Ole Sander, Trưởng đại diện IRRI tại Việt Nam, với kỹ thuật trồng lúa hiện nay tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cần đến 2.000 lít nước để sản xuất ra 1 kg lúa. Canh tác lúa nước cũng gây phát thải một lượng lớn khí nhà kính vào khí quyển. 

Cụ thể, trong vụ đông xuân, hệ số phát thải khí Metan (CH4) là 2,65 kg/ha/ngày, còn trong vụ hè thu là 2,3 kg CH4/ha/ngày. Qua triển khai kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ, cho thấy kỹ thuật này giúp tiết kiệm 30% nước tưới, giảm 50% phát thải khí CH4 và tăng năng suất từ 9-15%.

Bên cạnh việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến, bà con cũng nên lựa chọn những dòng phân bón lá phù hợp với đồng ruộng. Công ty Bio Việt Nam chuyên cung cấp các dòng phân bón hữu cơ cho cây trồng. 

Xem thêm: Phân bón hữu cơ Organic Bio Allicin – Hạt nặng ký và vô gạo tới cậy

Để tìm hiểu thêm thông tin về phân bón lá hữu cơ, bà con liên hệ trực tiếp cho Bio Việt Nam để được hỗ trợ nhanh nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP BIO VIỆT NAM

  • Hotline: 087 633 8197
  • 🌐Website: Biovietnam.com.vn
  • ⏩ Fanpage: Công ty Bio Việt Nam
  • ⏩ Youtube: https://www.youtube.com/@CongTyBioVietNam
  • 🏤Địa chỉ nhà máy: Đội 1, thôn Cam 1, Xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • 🏤Địa chỉ Văn Phòng: Đội 1, thôn Cam 1, Xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • 🏤Địa chỉ Văn Phòng: Khu Đô Thị Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.