Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

[KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP] Cách chăm sóc lúa giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu

Ngày đăng 10 Tháng Tư, 2025 Tác giả thu trang

Giai đoạn lúa đẻ nhánh là một trong những thời điểm quan trọng quyết định đến tiềm năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cuối vụ. Nếu được chăm sóc đúng cách, cây lúa sẽ phát triển bộ rễ khỏe, số nhánh hữu hiệu cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết nhu cầu dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, và giải pháp hữu hiệu để lúa sinh trưởng và phát triển tốt với kỹ sư nông nghiệp của Bio Việt Nam

Nhu cầu dinh dưỡng của lúa giai đoạn đẻ nhánh

Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, cây lúa bắt đầu phân hóa mạnh để hình thành số nhánh (dảnh) hữu hiệu. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa trong thời kỳ này rất cao, đặc biệt là các nguyên tố đa lượng và trung vi lượng như:

  • Đạm (N): Giúp tăng khả năng sinh trưởng, thúc đẩy hình thành nhiều nhánh khỏe.
  • Lân (P): Hỗ trợ phát triển bộ rễ, thúc đẩy quá trình sinh trưởng ban đầu.
  • Kali (K): Tăng cường sức đề kháng, giúp cây cứng cáp, chống đổ ngã.
  • Canxi, Magie, Silic: Tăng cường mô tế bào, giúp cây cứng cây và hạn chế bệnh hại.

Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, cây lúa sẽ đẻ nhánh ít, yếu, bộ rễ phát triển kém, dễ bị sâu bệnh tấn công và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất sau này.

XEM THÊM: 

  1. Chăm Sóc Lúa Giai Đoạn Làm Đòng
  2. Chăm Sóc Cây Lúa Giai Đoạn Vô Gạo Đạt Năng Suất Cao
  3. Lúa Cong Trái Me Sử Dụng Phân Bón Gì? Cách Chăm Sóc Như Thế Nào?

Lợi ích khi chăm sóc lúa đẻ nhánh đúng cách

Việc chăm sóc đúng kỹ thuật trong giai đoạn lúa đẻ nhánh mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

  • Tăng số dảnh hữu hiệu: Giúp gia tăng mật độ bông, từ đó tăng năng suất.
  • Bộ rễ phát triển mạnh: Hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế đổ ngã về sau.
  • Cây khỏe, chống chịu tốt: Giảm thiểu tác hại của sâu bệnh và điều kiện bất lợi như ngập úng, phèn mặn.
  • Cải tạo đất, nâng cao hiệu quả canh tác: Bổ sung hữu cơ và trung vi lượng giúp đất tơi xốp, hạn chế thoái hóa đất.

Hướng dẫn chăm sóc lúa giai đoạn đẻ nhánh

Giai đoạn lúa đẻ nhánh là thời kỳ cây lúa phát triển mạnh mẽ, hình thành các nhánh hữu hiệu quyết định trực tiếp đến năng suất cuối vụ. Vì vậy, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp tăng số dảnh hữu hiệu, nâng cao chất lượng bông lúa và giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh gây ra.

Điều tiết nước hợp lý

Việc quản lý nước trong giai đoạn đẻ nhánh rất quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển bộ rễ và đẻ nhánh đều. Có thể chia thành 3 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 (sau sạ 7 – 10 ngày): Duy trì lớp nước mỏng xăm xắp mặt ruộng để cây dễ nảy mầm, bén rễ, phát triển đều. Tránh để ruộng bị khô hạn hoặc úng nước kéo dài.
  • Giai đoạn 2 (10 – 20 ngày): Tiến hành rút cạn nước trong 2 – 3 ngày nhằm giúp đất thoáng khí, kích thích rễ phát triển mạnh. Sau đó tiếp nước nhẹ trở lại.
  • Giai đoạn 3 (20 – 30 ngày): Duy trì mực nước từ 3 – 5 cm. Đây là thời kỳ đẻ nhánh rộ, cần nước để giúp dinh dưỡng lưu dẫn tốt hơn và hỗ trợ cây lúa đẻ nhánh đều, khỏe.

Lưu ý: Tuyệt đối không để ruộng khô nứt hoặc ngập úng quá lâu sẽ làm hư rễ, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng.

Bón phân cho lúa giai đoạn đẻ nhánh

Bón phân đúng thời điểm và đúng chủng loại giúp cây lúa phát triển mạnh, tăng số lượng dảnh hữu hiệu và giảm tỷ lệ dảnh vô hiệu.

Lần 1 – Bón thúc đẻ nhánh sớm (sau sạ 7 – 10 ngày)

  • Chất dinh dưỡng cần thiết: Ưu tiên sử dụng phân có tỷ lệ đạm và lân cao (ví dụ: NPK 20-20-15), kết hợp thêm phân hữu cơ để cải tạo đất.
  • Cải tạo đất, hạ phèn: Bổ sung vôi dolomite hoặc phân vi sinh để giảm độ chua, tăng pH đất, đặc biệt ở vùng đất phèn – mặn.
  • Tiêu diệt vi sinh vật có hại: Rải vôi bột hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học để ức chế nấm bệnh, làm sạch mầm bệnh trong đất.

Lần 2 – Bón thúc đẻ nhánh rộ (sau sạ 18 – 22 ngày)

  • Tăng Kali và Silic: Giúp cây cứng cáp, chống đổ ngã, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
  • Kết hợp phân sinh học: Sử dụng các chế phẩm kích rễ, tăng nhánh như “Bio siêu đẻ nhánh” để thúc đẩy đẻ nhánh mạnh, rễ to khỏe, dảnh khỏe đều.

Điều chỉnh mật độ lúa

  • Gieo sạ với mật độ vừa phải (80 – 100 kg giống/ha) để cây có không gian sinh trưởng tốt, đẻ nhánh thuận lợi hơn.
  • Không nên sạ dày vì sẽ làm cây thiếu ánh sáng, cạnh tranh dinh dưỡng, giảm tỷ lệ dảnh hữu hiệu và dễ phát sinh sâu bệnh.

Quản lý cỏ dại và sâu bệnh

  • Cỏ dại: Làm cỏ sớm sau sạ 10 – 15 ngày bằng tay hoặc kết hợp sử dụng thuốc trừ cỏ chọn lọc để giảm cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng.
  • Sâu bệnh: Theo dõi kỹ các loại sâu hại phổ biến như sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh đạo ôn. Có thể phòng trừ bằng các biện pháp sinh học hoặc hóa học tùy mức độ gây hại.

Quản lý nước tốt, bón phân cân đối, kết hợp các biện pháp canh tác sinh học giúp giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, từ đó bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

Bio siêu đẻ nhánh – giải pháp kích rễ, tăng nhánh hữu hiệu

Bio siêu đẻ nhánh là dòng sản phẩm chuyên dùng cho giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa, giúp tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng, phát triển bộ rễ và đẻ nhánh mạnh.

Thành phần nổi bật:

  • Chất hữu cơ sinh học: Giúp cải tạo đất, tăng cường vi sinh vật có lợi.
  • Humic, Amino acid, vi lượng thiết yếu: Tăng cường khả năng quang hợp, hấp thu dinh dưỡng.
  • Chế phẩm sinh học đặc hiệu: Kích thích đẻ nhánh nhanh, đều, khỏe.

Công dụng chính:

  • Kích rễ mạnh, tăng số lượng rễ tơ, giúp cây hấp thu dinh dưỡng tối ưu.
  • Tăng số dảnh hữu hiệu, nhánh to, khỏe.
  • Cải tạo đất, giải độc hữu cơ, hỗ trợ điều tiết pH đất trong vùng phèn, mặn.
  • Tăng sức đề kháng, giảm sâu bệnh giai đoạn đầu vụ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

  1. Bio Siêu Rước Đòng Dạng Chai – Tăng Năng Suất Vượt Trội
  2. Bio Vô Gạo Thần Tốc Dạng Chai – Vô Gạo Nhanh – Tăng Đề Kháng

Cách dùng:

  • Pha 25 – 30ml/ 20 lít nước, phun đều lên toàn bộ thân và gốc lúa vào các thời điểm:

    • Lần 1: sau sạ 7 – 10 ngày.
    • Lần 2: sau sạ 18 – 22 ngày.
  • Có thể kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón lá khác để tiết kiệm công lao động.

Bà con cần tư vấn kỹ thuật chăm sóc lúa hay sản phẩm Bio siêu đẻ nhánh mời liên hệ HOTLINE: 087.633.8197

KẾT LUẬN

Giai đoạn lúa đẻ nhánh là “thời điểm vàng” để quyết định năng suất cuối vụ. Nếu bà con nông dân chăm sóc đúng kỹ thuật, kết hợp bón phân hợp lý, điều tiết nước khoa học và sử dụng sản phẩm sinh học như Bio siêu đẻ nhánh, sẽ giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, rễ to – bông to – chắc hạt.

Đừng bỏ lỡ thời cơ quý giá này để tạo tiền đề cho một vụ mùa bội thu, năng suất cao, lợi nhuận tốt!

DMCA.com Protection Status