Hướng dẫn sử dụng phân cho lúa HIỆU QUẢ, NĂNG SUẤT 

Hướng dẫn sử dụng phân cho lúa HIỆU QUẢ, NĂNG SUẤT 

Trong quá trình canh tác lúa, bón phân đúng cách là yếu tố then chốt để đảm bảo năng suất và chất lượng cao. Bà con cần áp dụng đúng quy tắc: đúng chủ loại, đúng nhu cầu, đúng thời điểm, đúng phương pháp bón giúp lúa đạt năng suất cao, tiết kiệm chi phí đầu tư. Bài viết dưới đây Bio Việt Nam hướng dẫn bà con chi tiết cách sử dụng phân bón cho lúa hiệu quả, năng suất cao. 

Các loại phân bón thích hợp cho cây lúa 

Để cây lúa phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao, việc lựa chọn loại phân bón phù hợp là yếu tố then chốt. 3 dạng phân bón chính phù hợp với cây lúa: phân vô cơ, phân hữu cơ, và phân sinh học.

Phân bón vô cơ:

  • Gồm các loại như đạm (Ure), lân (Super lân, DAP), kali (KCl, K2SO4), và phân NPK tổng hợp.
  • Ưu điểm: Cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng, dễ hấp thụ, phù hợp với nhu cầu sinh lý từng giai đoạn của lúa.
  • Nhược điểm: Nếu bón không đúng cách dễ gây lãng phí hoặc tác động xấu đến đất và môi trường.

Phân bón hữu cơ:

  • Nguồn gốc: Phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh hữu cơ.
  • Vai trò: Cải tạo đất, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng, đồng thời bổ sung vi sinh vật có lợi.
  • Ưu điểm: giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển bền vững, đất nhiều dưỡng chất không bị bạc màu, thoái hoá, hạt lúa có giá trị dinh dưỡng cao, không dư thừa chất bảo vệ thực vật. 
  • Nhược điểm: Cung cấp dinh dưỡng từ từ, trong thời gian dài.

Phân bón sinh học:

  • Là các chế phẩm chứa vi sinh vật giúp phân giải chất hữu cơ hoặc tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây lúa.
  • Tác dụng: Thúc đẩy hệ rễ khỏe, tăng sức đề kháng của cây trước sâu bệnh.

Hướng dẫn sử dụng phân bón cho lúa hiệu quả, năng suất cao 

Với cây trồng đặc biệt là cây lúa không phải bà con cứ bón phân là cây lúa sẽ tốt, đẻ nhánh hữu hiệu, làm đòng vào hạt hiệu quả. Mà cần bón đúng thời điểm, đúng liều lượng để vừa hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí. 

Nguyên tắc bón phân đạm (N):

Với phân đạm bà con nên bón “Nặng đầu nhẹ cuối. Tức là cần tăng lượng phân vào các giai đoạn đầu để thúc đẩy sinh trưởng, giảm dần vào cuối vụ để tránh lúa đổ ngã.

Lượng bón:

  • Đợt 1: 30-40% lượng đạm (từ 7-10 ngày sau sạ).
  • Đợt 2: 30-40% lượng đạm (từ 18-20).
  • Đợt 3: 20% lượng đạm (đón đòng 40-50) khi ruộng lúa có 2/3 chuyển sang màu vàng chanh.
  • Đợt 4 (nếu cần): 10% lượng đạm vào lúc lúa trổ xẹt (60-70).

Nguyên tắc bón phân lân (P):

Bà con cần bón lân sớm trong giai đoạn đầu để kích thích bộ rễ phát triển mạnh.

Lượng bón:

  • Toàn bộ lượng phân lân (100-150kg Super lân hoặc DAP) nên bón trước 22 trước khi sạ lúa.
  • Nếu ruộng bị phèn, cần thay nước, bón lân, phun phân bón lá để rễ phát triển trước khi tiếp tục bón đạm.

Nguyên tắc bón phân kali (K):

Kali là yếu tố chính giúp lúa cứng cây, tăng sức đề kháng và năng suất.

Lượng bón:

  • Bón 50kg KCl vào giai đoạn đón đòng (40-50 ngày sau sạ).
  • Với đất xám, cát, hoặc gò cao, cần bón thêm 50kg/ha KCl vào đợt 1 (7-10 ngày sau sạ).

Chi tiết cách bón phân theo từng giai đoạn

Tuỳ vào từng giai đoạn lúa để bà con bón loại phân phù hợp. Với cây lúa gồm các giai đoạn chính: giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh, trổ bông, đón đòng và chín. 

Giai đoạn mạ (0-10 ngày sau sạ):

  • Mục tiêu: Giai đoạn này cần tập trung phát triển rễ, mầm, lá non của cây lúa. 
  • Loại phân bón:
    • Phân hữu cơ: 1-2 tấn phân chuồng đã ủ hoai.
    • Phân lân: 40-50kg Super lân hoặc 20-30kg DAP.
  • Cách bón:
    • Trộn đều phân chuồng với lân, bón lót trước khi gieo sạ.

Giai đoạn đẻ nhánh (10-30 ngày sau sạ):

  • Mục tiêu: Khi cây lúa đã bén rễ, hồi xanh thì giai đoạn này cần sử dụng phân bón cho lúa đúng – đủ giúp cây lúa tăng số nhánh, chuẩn bị đòng.
  • Loại phân bón:
    • Đạm: 40-50kg Ure.
    • Kali: 20-30kg KCl (đối với đất bạc màu).
  • Cách bón:
    • Đợt 1 (7-10 ngày sau sạ): Bón 20kg Ure + 10kg KCl.
    • Đợt 2 (18-20 ngày sau sạ): Bón 20kg Ure + 10kg KCl.
    • Bổ sung thêm phân bón hữu cơ cho lúa đẻ nhánh hữu hiệu. Bà con sử dụng Bio Siêu đẻ nhánh của Bio VIệt Nam. Giúp lúa ra rễ nhanh, đẻ nhánh hữu hiệu. 

Giai đoạn đón đòng (30-50 ngày sau sạ):

  • Mục tiêu: giai đoạn này bà con cần tập trung dinh dưỡng để cây lúa hình thành và nuôi đòng.
  • Loại phân bón:
  • Cách bón:
    • Khi lúa chuyển màu vàng tranh (40-50 ngày sau sạ), bón toàn bộ kali và 20kg Urê.

Giai đoạn trổ bông và chín (50-90 ngày sau sinh):

  • Mục tiêu: Giai đoạn này cây lúa hoàn thiện hạt và đảm bảo chất lượng.
  • Loại phân bón:
    • Đạm: 10kg Ure (nếu cần).
    • Kali: 10-20kg KCl (nếu đất thiếu kali).
    • Bổ sung Bio vô gạo thần tốc giúp vào gạo nhanh, hạt gạo mẩy, chắc. 
  • Cách bón:
    • Bón lúc lúa trổ xẹt hoặc sau trổ đều.

Một số lưu ý quan trọng

Tuy nhiên, khi sử dụng phân bón cho lúa phù hợp thì bà con cần chú ý một số điểm sau:

Điều chỉnh lượng phân tùy thuộc vào điều kiện đất và giống lúa

  • Với đất phèn, đất bạc màu, cần tăng lượng lân và kali để cải thiện dinh dưỡng.
  • Với giống lúa dài ngày, lượng phân bón cần chia nhỏ hơn so với giống ngắn ngày.

Kết hợp phân bón lá

  • Ở các giai đoạn mạ và đẻ nhánh, phun phân bón lá chứa vi lượng để thúc đẩy sinh trưởng nhanh hơn.

Quản lý nước:

  • Trong giai đoạn bón phân, đảm bảo ruộng đủ nước để dinh dưỡng được hấp thụ hiệu quả.
  • Rút nước vào giai đoạn lúa chín để tránh hiện tượng ngộ độc phèn hoặc giảm chất lượng hạt.

Bảo vệ môi trường:

  • Sử dụng phân hữu cơ và sinh học kết hợp để giảm ô nhiễm.
  • Không bón quá liều, tránh dư thừa phân bón gây rửa trôi vào hệ sinh thái.

Mô hình mẫu bón phân trên 1ha ruộng

Dưới đây là bảng mẫu bón phân trên 1ha ruộng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, mời bà con tham khảo.

Giai đoạn Phân bón (kg) Cách bón
Bón lót (trước sạ) 1.000kg phân chuồng + 50kg lân Bón toàn bộ trước khi cày đất.
Mạ (0-10 NSS) 50kg DAP Rải đều, trộn nhẹ vào đất.
Đẻ nhánh (10-30 NSS) 50kg Ure + 20kg KCl

Bio Siêu đẻ nhánh

Chia 2 đợt bón vào 10 và 20 NSS.
Đón đòng (30-50 NSS) 20kg Ure + 50kg KCl

Bio Siêu rước đòng

Bón khi ruộng chuyển vàng tranh.
Trổ bông (50-70 NSS) 10kg Ure (nếu cần)

Bio siêu vô gạo

Bón khi lúa trổ xẹt.

Kết luận

Việc bón phân đúng kỹ thuật không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng lúa mà còn đảm bảo sản xuất bền vững. Hãy kết hợp linh hoạt các loại phân bón vô cơ, hữu cơ và sinh học, đồng thời tuân thủ quy tắc “bón phân 5 đúng” để đạt hiệu quả cao nhất. Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên về cách sử dụng phân bón cho lúa hiệu quả, năng suất giúp bà con có thể dễ dàng sử dụng loại phân bón, cũng như cách bón hợp lý cho vụ mùa đạt năng suất cao. 

DMCA.com Protection Status