Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

[HƯỚNG DẪN] Kỹ thuật trồng cà phê chắc rễ, xanh cây, nhiều quả

Ngày đăng 15 Tháng Năm, 2025 Tác giả thu trang

Cây cà phê là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt tỷ lệ sống cao và năng suất ổn định, việc áp dụng đúng kỹ thuật trồng cà phê ngay từ giai đoạn đầu là yếu tố then chốt. Bài viết dưới đây kỹ sư nông nghiệp của Bio Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết các bước trồng cà phê đúng kỹ thuật, giúp cây sinh trưởng tốt và phát triển bền vững.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây cà phê

Sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê phụ thuộc vào các yếu tố: giống, đất, nước, khí hậu. Bởi vậy, trước khi trồng cà phê bà con cần chú ý đến các yếu tố kể trên để cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 

Giống cà phê

Chọn giống là bước quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và năng suất cây trồng. Hiện nay, hai nhóm giống chính được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam là cà phê Arabicacà phê Robusta, tùy theo điều kiện khí hậu và đặc điểm vùng trồng mà lựa chọn giống phù hợp để đảm bảo hiệu quả canh tác lâu dài.

Đất

Cây cà phê phát triển tốt nhất trên đất đỏ bazan, đất xám phù sa cổ, đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt, tầng canh tác sâu từ 70–100cm. Độ pH đất thích hợp từ 5,5–6,5. Không nên trồng cà phê trên đất có tầng đá cứng, đất phèn hoặc đất bị úng ngập thường xuyên.

Nước

Cà phê là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng. Cần đảm bảo đủ nước vào các giai đoạn quan trọng: ra hoa, nuôi trái và giai đoạn phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên, vào mùa mưa phải có hệ thống thoát nước tốt để tránh úng rễ.

Khí hậu

Cây cà phê thích hợp trồng ở độ cao từ 600–1200m (đối với Robusta) và 1000–1500m (đối với Arabica), nhiệt độ trung bình năm từ 18–25°C. Lượng mưa trung bình 1200–2500mm/năm, phân bố đều. Ánh sáng là yếu tố cần thiết, cây cần tối thiểu 6 giờ nắng mỗi ngày.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê đúng cách

Việc thực hiện đúng kỹ thuật trồng cà phê không chỉ giúp cây cà phê đạt tỉ lệ sống cao. Mà đồng thời còn giúp cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại và cho năng suất cao. 

Chọn giống

Chọn giống là bước đầu tiên và rất quan trọng trong kỹ thuật trồng cà phê. Hiện nay có hai nhóm giống phổ biến:

  • Cà phê Arabica: Phù hợp với khí hậu mát mẻ, hạt có hương thơm đặc trưng, giá trị kinh tế cao.
  • Cà phê Robusta: Năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện vùng Tây Nguyên và trung du.

Nên chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh, sinh trưởng mạnh, tỷ lệ nảy mầm cao và phù hợp với điều kiện sinh thái vùng trồng.

Làm đất trồng cà phê

Cây cà phê thường được trồng ở vùng đất đồi núi hoặc đất đỏ bazan. Với cây trưởng thành thì có thể dễ dàng thích nghi với dòng đất cằn cỗi này. Tuy nhiên, với cây non mới trồng còn yếu thì bà con cần làm đất cẩn thận. 

Thời gian trồng: Thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 5–7) để tận dụng độ ẩm đất.

Hố trồng: Đào hố với kích thước 50 x 50 x 50cm hoặc 60 x 60 x 60cm. Phơi hố 10–15 ngày để diệt mầm bệnh. Bón lót 5–10kg phân chuồng hoai mục + 0.3kg vôi bột + 0.2kg lân nung chảy trộn đều với đất mặt trước khi trồng.

Lô trồng

Lô trồng với mật độ trồng phù hợp, có các mục cây che bóng mát và đai chắn gió phù hợp để hạn chế khô hạn cũng như đảm bảo đủ nắng cho cây cà phê. 

Mật độ trồng:

  • Robusta: 3x3m hoặc 2.5x3m (tương đương 1100–1300 cây/ha)
  • Arabica: 2.5×1.5m (khoảng 2500 cây/ha)

Trồng cây che bóng: Trồng cây muồng, keo dậu hoặc xoan để che bóng tạm thời, chống nắng gắt và giữ ẩm đất.

Đai chắn gió: Ở vùng cao nguyên, cần trồng cây chắn gió theo hàng song song hoặc vuông góc với hướng gió chủ đạo để giảm thiểu gãy đổ.

Tiến hành trồng cà phê

  • Trồng cây con: Dùng cây giống đã được dưỡng trong bầu đất, cao 25–35cm, có từ 4–6 cặp lá.
  • Trồng dặm: Sau 20–30 ngày kiểm tra tỷ lệ sống, tiến hành trồng bổ sung những cây chết, yếu.
  • Tưới nước: Sau trồng cần tưới nước đủ ẩm (2–3 ngày/lần trong 1 tháng đầu), sau đó giãn dần.

Phân bón cho cây cà phê

Bón phân hợp lý giúp cây cà phê phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao.

Bón lót (trước trồng):

  • 5–10kg phân chuồng hoai mục
  • 0.5kg lân Super hoặc lân nung chảy
  • 0.3kg vôi bột
    → Trộn đều với đất trong hố.

Bón thúc (sau trồng):

  • Giai đoạn 1–6 tháng:
    • 20–30g phân NPK 15-5-15 + TE của Bio Việt Nam/cây/lần, chia làm 3 lần bón/tháng.
    • Bón lá: Dùng phân Super lân canxi bo kẽm chuyên dùng cho cà phê, pha loãng theo hướng dẫn phun định kỳ 15–20 ngày/lần giúp bổ sung vi lượng, thúc đẩy rễ khỏe, lá xanh.
  • Giai đoạn 7–12 tháng:
    • Tăng liều lượng lên 50–70g NPK/cây/lần, chia đều 2–3 lần/tháng.
    • Kết hợp thêm phân hữu cơ vi sinh nếu điều kiện đất nghèo dinh dưỡng.

Bà con cần tư vấn chi tiết hơn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê. Cũng như việc sử dụng phân bón NPK 15-5-15 và Super lân canxi bo kẽm hiệu quả. Mời liên hệ HOTLINE: 087 633 8197

Tiến hành chăm sóc cây cà phê sau trồng

Để cây sinh trưởng ổn định sau khi trồng, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp chăm sóc như sau:

  • Vun gốc, ủ gốc: Giữ ẩm, chống xói mòn, hạn chế cỏ dại. Thường xuyên bổ sung lớp phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô.
  • Tưới nước: Tưới định kỳ vào mùa khô, ưu tiên giai đoạn phân hóa mầm hoa, đậu trái. Lượng nước: 400–500 lít/cây/lần, 10–15 ngày/lần.
  • Làm cỏ: Dọn cỏ 2–3 lần/năm. Có thể sử dụng cỏ che phủ hoặc trồng xen cây họ đậu để hạn chế cỏ dại, cải thiện đất.
    Cắt tỉa, tạo tán:

    • Tạo thân: Chọn 1 thân chính, cắt bỏ các chồi vượt.
    • Hãm ngọn: Khi cây đạt 50–60cm, tiến hành hãm ngọn để kích thích cành cấp 1 phát triển.
    • Tỉa cành: Loại bỏ cành già, cành sâu bệnh, cành trong tán để thông thoáng, tăng ánh sáng.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cà phê

Cây cà phê thường bị nhiều loại sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng.

Một số sâu hại thường gặp:

  • Rệp sáp: Hút nhựa cây, gây khô cành. Phòng trừ bằng cách phun thuốc chứa hoạt chất Chlorpyrifos hoặc Imidacloprid.
  • Sâu đục thân: Gây héo và chết cây. Sử dụng thuốc có hoạt chất Emamectin benzoate định kỳ 30 ngày/lần.
  • Sâu ăn lá, rệp vảy, nhện đỏ: Phun thuốc sinh học định kỳ kết hợp làm cỏ sạch để cắt đứt vòng đời.

Bệnh phổ biến:

  • Bệnh rỉ sắt: Gây cháy lá, rụng lá. Phun thuốc gốc Copper (gốc đồng) hoặc Hexaconazole.
  • Bệnh thối rễ: Gây héo rũ, chết cây. Cần cải tạo đất, sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để phòng ngừa.
  • Bệnh nấm hồng: Tấn công vỏ cây, làm chết cành. Cắt bỏ cành bệnh, xử lý bằng thuốc gốc Mancozeb.

Ngoài ra, cần kết hợp biện pháp canh tác tổng hợp (IPM), sử dụng giống kháng sâu bệnh và tăng cường phân hữu cơ, nấm đối kháng để hạn chế sử dụng thuốc hóa học.

Với dòng thuốc trừ sâu cho cây cà phê hiện nay trên thị trường bà con vùng Tây Nguyên, Sơn La đang ưa chuộng sản phẩm: Bio Siêu Sâu của công ty Bio Việt Nam. 

Kết luận

Kỹ thuật trồng cà phê đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì trong từng khâu, từ chọn giống, làm đất đến chăm sóc và phòng bệnh. Việc áp dụng đúng kỹ thuật không chỉ giúp cây sống 100%, mà còn đảm bảo năng suất và chất lượng cà phê về lâu dài. Với hướng dẫn chi tiết trên, hy vọng bà con nông dân có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn sản xuất.

DMCA.com Protection Status