Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

Đạo Ôn Hại Lúa Và Những Biện Pháp Phòng Trừ

Ngày đăng 12 Tháng Bảy, 2024 Tác giả Chu Thơm

Bệnh đạo ôn là một trong những thách thức lớn đối với người trồng lúa, gây ra những thiệt hại nặng nề cho năng suất và chất lượng lúa. Bệnh đạo ôn hại lúa có thể tấn công ở bất kỳ giai đoạn nào của cây lúa, từ mạ non cho đến lúc lúa trổ bông. Khiến cây yếu ớt và dễ bị gãy đổ.

Để giúp bà con nông dân có thể bảo vệ mùa màng một cách hiệu quả, Bio Việt Nam sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm phòng trừ bệnh đạo ôn đã được kiểm chứng và áp dụng thành công. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các phương pháp phòng trừ hiệu quả để bảo vệ vụ mùa khỏi bệnh đạo ôn.

Nguyên nhân chính gây bệnh đạo ôn hại lúa

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với cây lúa. Nguyên nhân chính dẫn đến sự phát sinh của bệnh là do bào tử nấm phát tán qua gió, nước và tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh. Những bào tử này dễ dàng xâm nhập và phát triển mạnh mẽ trên cây lúa khi gặp điều kiện thuận lợi.

Điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển 

Điều kiện phát sinh bệnh đạo ôn bao gồm thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ từ 20-28 độ C, và môi trường có độ ẩm cao. Các đợt mưa kéo dài, sương mù và nước đọng cũng tạo điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển. Ngoài ra, các biện pháp canh tác không hợp lý như bón phân đạm quá mức, mật độ gieo cấy dày và thiếu thông gió trong ruộng lúa cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh đạo ôn trên cây lúa

Trên lá lúa: Ban đầu, vết bệnh xuất hiện dưới dạng những chấm nhỏ màu xanh xám. Sau đó, các chấm này lớn dần và có hình thoi, với phần giữa màu xám tro, xung quanh màu nâu đậm và viền ngoài cùng màu nâu nhạt. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, các vết bệnh dày đặc nối tiếp nhau, khiến lá bị cháy khô.

Biểu hiện rõ nhất khi lúa bị Đạo ôn tấn công đó là trên lá lúa

Biểu hiện rõ nhất khi lúa bị Đạo ôn tấn công đó là trên lá lúa

Trên thân: Vết bệnh trên thân có màu nâu và bao quanh đốt thân, làm đốt khô và teo lại. Các đốt thân gần gốc thường bị mục, khiến cây bị gãy đổ.

Trên cổ bông và gié: Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen xuất hiện ở đoạn cổ giáp tai lá. Về sau, vết bệnh lớn dần, làm cổ bông héo, khiến bông lúa trở nên trắng hoặc lép lửng.

Trên hạt: Vết bệnh trên hạt không có hình dạng cố định, thường có màu nâu xám.

Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh đạo ôn và áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ giúp nông dân bảo vệ cây lúa, đảm bảo năng suất và chất lượng mùa màng.

Một số biện pháp phòng, trừ bệnh đạo ôn hiệu quả bao gồm:

Để phòng, trừ bệnh đạo ôn hại lúa, bà con cần có những lưu ý sau đối với quá trình canh tác đồng ruộng. Để hạn chế nhất việc cây lúa bị sâu bệnh hại tấn công, mang lại năng suất đúng mong muốn.

Cần có những biện pháp quản lý sâu bệnh hại đối với cây lúa để mùa màng không bị thất thu

Cần có những biện pháp quản lý sâu bệnh hại đối với cây lúa để mùa màng không bị thất thu

Tuyên truyền và nhận thức: Cần tuyên truyền để người dân nhận thấy mức độ gây hại nghiêm trọng của bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông, đặc biệt trên các giống nhiễm bệnh khi lúa trỗ bông gặp mưa và nền nhiệt độ giảm. Các loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ có tác dụng phòng bệnh đạo ôn cổ bông ở giai đoạn trỗ và trỗ thoát. Khi vết bệnh đã biểu hiện trên cổ bông hoặc bông đã bị bạc, việc phòng trừ trở nên vô hiệu.

Thăm đồng thường xuyên: Nông dân cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời khi bệnh đạo ôn chớm xuất hiện. Việc theo dõi sát sao sẽ giúp nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng trừ và giảm thiểu thiệt hại cho mùa màng.

Biện pháp canh tác: Trước khi gieo trồng, cần dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại mang mầm bệnh trên đồng ruộng. Điều này giúp giảm thiểu nguồn bệnh lây lan trong vụ mùa sau.

Chọn giống: Lựa chọn các giống lúa kháng hoặc nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn để gieo cấy trong vụ xuân. Không nên cấy các giống nhiễm bệnh trên các chân ruộng trũng, thấp hoặc thường xuyên bị nhiễm đạo ôn. Kiểm tra và xử lý hạt giống ở nhiệt độ thích hợp trước khi gieo. Mật độ gieo cấy nên được điều chỉnh vừa phải để đảm bảo sự thông thoáng và hạn chế sự lây lan của bệnh.

Quản lý nước tưới và bón phân: Giữ mực nước đầy đủ thường xuyên trên mặt ruộng tùy theo nhu cầu nước của từng giai đoạn phát triển của cây lúa, duy trì mực nước từ 3-5cm. Tránh để ruộng khô nước khi bệnh đạo ôn xảy ra, vì điều này sẽ làm bệnh phát triển nhanh hơn.

Theo dõi và dự báo: Thường xuyên theo dõi và dự báo thời tiết để có những biện pháp phòng trừ kịp thời. Điều này giúp nông dân chủ động trong việc bảo vệ mùa màng khỏi sự tấn công của bệnh đạo ôn.

Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm. Sử dụng phân bón có chứa khoáng chất cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng năng suất cây trồng. Bổ sung phân bón lá ngay từ giai đoạn đẻ nhánh để cây tăng cường hệ miễn dịch cho cây chống chọi với bệnh tật.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho giai đoạn Đẻ nhánh để lúa phát triển khoẻ mạnh

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho giai đoạn Đẻ nhánh để lúa phát triển khoẻ mạnh

Lựa chọn Phân Bón Lá Bio Siêu Đẻ Nhánh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như Đạm, Lân, Kali,… tăng cường khả năng chống chịu với sâu bệnh, giúp cây lúa khỏe mạnh và ít bị tác động của các loại bệnh hại.

Đối với những diện tích lúa bị bệnh đạo ôn nặng, trước khi phun thuốc đặc trị, cần vơ sạch những lá bị bệnh để giảm bớt nguồn lây lan. Sau khi phun thuốc 5 – 7 ngày, cần kiểm tra lại ruộng lúa. Nếu thấy vẫn còn xuất hiện các vết bệnh mới, cần tiến hành phun thuốc lần thứ hai. Trong trường hợp sau khi phun thuốc trong vòng 3 giờ gặp mưa, phải phun lại thuốc theo đúng liều lượng và nồng độ ban đầu để đảm bảo hiệu quả.

Khi phun thuốc đặc trị, cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, và đúng cách. Điều này giúp đảm bảo thuốc phát huy tác dụng tối đa và hạn chế tối đa sự phát triển của bệnh đạo ôn trên cây lúa.

Khi canh tác vụ lúa, bà con nông dân thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ các dịch bệnh hại tấn công cây trồng đến những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường thiên nhiên. Những yếu tố này không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lúa.

Đội ngũ kỹ thuật của Bio Việt Nam luôn đồng hành trực tiếp cùng bà con nông dân

Đội ngũ kỹ thuật của Bio Việt Nam luôn đồng hành trực tiếp cùng bà con nông dân

Hiểu được những thách thức này, Bio Việt Nam luôn cam kết hỗ trợ trực tiếp cho bà con nông dân khi gặp các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và các sản phẩm chất lượng cao, Bio Việt Nam sẵn sàng đồng hành cùng bà con trong mọi giai đoạn canh tác. Hãy liên hệ ngay với Bio Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.