Cây hành lá là một trong những cây trồng phổ biến của bà con khắp cả nước. Cây rất dễ trồng, thời vụ quanh năm và mang lại thu nhập lớn cho bà con nông dân. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết bất lợi hành rất dễ mắc các bệnh do nấm, vi khuẩn gây nên. Vậy cách phòng và điều trị các bệnh trên cây hành như thế nào, mời bà con theo dõi bài viết dưới đây. Kỹ sư nông nghiệp của Bio Việt Nam sẽ chia sẻ chi tiết cho bà con nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.
Cây hành thường mắc nhiều loại bệnh do vi khuẩn, nấm và virus gây ra. Dưới đây là các bệnh phổ biến và cách phòng trừ hiệu quả:
Bệnh cháy lá (do nấm Alternaria porri)
Hành bị cháy lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp cũng như hấp thu dinh dưỡng. Nếu để lâu sẽ gây thối thân và chết cây. Bởi vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh cháy lá bà con cần điều trị kịp thời.
Triệu chứng:
Xuất hiện đốm hình bầu dục, có màu tím hoặc nâu, lan rộng làm lá khô cháy. Đốm dài khoảng 4mm ở phần gân lá, xung quanh sũng nước. Ngọn lá thay vì đứng thì rũ gục xuống.
Nguyên nhân:
- Do nấm Alternaria, Botrytis squamosa và Botrytis cinerea phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt nhiệt độ khoảng 18 độ C, hoặc thời tiết mưa ẩm nhiều cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để nấm lây lan.
Cách phòng trừ:
Ngay khi gieo trồng hành thì bà con cần chú ý đến mật độ cây, cũng như khi cây phát bệnh cần điều trị kịp thời.
- Trồng với mật độ hợp lý, tránh quá dày.
- Luân canh với cây trồng khác để hạn chế nguồn bệnh.
- Dùng thuốc gốc đồng hoặc thuốc chứa Chaetomium sp + Trichoderma khi bệnh xuất hiện nhiều.
Bệnh thối cổ rễ hay lở cổ rễ ở cây hành con (do nấm Fusarium sp.)
bệnh thối cổ rễ hay lở cổ rễ thường xuất hiện khi hành mới được gieo trồng khoảng 15-20 ngày.
Triệu chứng
Cây bị vàng lá, phần gốc hành thối đen, mềm và có mùi hôi. Khi đã xuất hiện bệnh thì bà con cần xử lý ngay để tránh lây lan sang các cây hành khác.
Nguyên nhân
- Nấm Fusarium phát triển khi đất ẩm quá mức hoặc thoát nước kém. Thường loại nấm này tồn tại sẵn trong đất hoặc ở các loại hành giống khi gặp điều thời tiết ẩm, mưa nhiều sẽ phát triển thành bệnh khiến cây hành héo rũ rồi chết.
Cách phòng trừ:
Khi cây hành có các triệu chứng xuất hiện kể trên bà con cần xử lý ngay để tránh lây lan trên diện rộng.
- Trồng trên luống cao, tránh để ruộng úng nước.
- Xử lý hạt giống trước khi trồng bằng thuốc trừ nấm như Carbendazim hoặc Captan.
- Khi cây bị bệnh bà con nhổ bỏ liền và phun phòng bệnh để tránh lây lan sang các ruộng khác. Bà con phun trừ bệnh với các loại thuốc có thành phần: Kamsu, Kozuma, Tilsom…
- Sử dụng phân hữu cơ hoai mục, hạn chế bón phân đạm quá nhiều. Không được tưới thúc bằng urê hoặc phân bón lá chứa thành phần ure
Bệnh sương mai (do nấm Peronospora schleidni)
Cây hành thường được trồng vào vụ đông ở miền Bắc với nhiệt độ lạnh, sương muối cao, độ ẩm lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để bệnh sương mai phát triển nhanh và thường xuyên ở cây hành đến kì thu hoạch.
- Triệu chứng: Trên lá xuất hiện vết màu xanh nhạt, sau chuyển vàng rồi khô. Mặt dưới lá có lớp mốc trắng xám sau đó tơ nấm chuyển màu hơi đỏ. Phía cuống lá khi mới xuất hiện sẽ có hình elip kéo dài vàng rồi chuyển sang nâu. Để lâu nấm bệnh sẽ lây lan đến củ khiến toàn bộ phần thân và củ của hành bị thối nhũn.
- Nguyên nhân: Nấm Peronospora schleidni phát triển mạnh khi độ ẩm cao và nhiệt độ thấp (15-22°C), thường xuyên có sương mù. Mặt khác, loại nấm này luôn tồn tại trong thân và củ của hành, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lời thì phát sinh bệnh.
- Cách phòng trừ:
- Không tưới nước vào buổi tối để tránh tạo độ ẩm cao.
- Bà con nên sử dụng giống hành tốt, chọn củ chắc, ngâm ủ qua thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ nấm bệnh trong củ hành giống trước khi gieo trồng.
- Nếu là ruộng luân canh cây trồng thì bà con cần vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch các mầm cây bị bệnh để tránh lây lan cho vụ gieo trồng mới.
- Phun thuốc trừ nấm như Metalaxyl, Mancozeb khi bệnh lan rộng.
Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum sp.)
Ruộng hành với những lá hành khô xơ xác, thân gục, củ thối, rễ thối thì đó chính là dấu hiệu của bệnh thán thư do nấm Colletrichum sp gây ra.
- Triệu chứng: Trên lá xuất hiện đốm nâu tròn hoặc bầu dục, có quầng vàng xung quanh, sau đó lan rộng làm lá khô và rụng. Phân thân, gốc, củ và rễ bắt đầu thối. Những cây bị nhẹ thì cây sẽ èo uột, nhỏ, không phát triển được.
- Nguyên nhân: Bệnh lây lan mạnh trong mùa mưa và khi đất ẩm cao với khuẩn chính là nấm Colletotrichum sp gây ra. Khi nhiệt độ ẩm, mưa nhiều, thời tiết trong khoảng 25-28 độ C sẽ khiến nấm Colletotrichum sp lây lan mạnh.
- Cách phòng trừ:
- Dọn sạch tàn dư cây trồng sau mỗi vụ trước khi trồng hành vụ mới. Đất cần được xử lý thoát nước tốt, không được để úng nước.
- Chọn loại giống hành khoẻ để gieo trồng, hạn chế nấm bệnh.
- Trước khi gieo trồng cần bón phân lót bằng các loại phân: phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục, vôi…
- Khi cây hành bị bệnh, bà con phun thuốc trừ nấm như Difenoconazole hoặc Azoxystrobin khi bệnh xuất hiện.
Bệnh héo rũ (do vi khuẩn Pseudomonas sp.)
Bệnh héo rũ cũng là một trong các bệnh trên cây hành khiến cây hành chết hàng loạt, giảm khả năng sinh trưởng, phát triển với những cây bị nhẹ. Bởi vậy, bà con cần chủ động phòng trừ bệnh.
- Triệu chứng: Lá cây hành héo dần, gốc cây mềm nhũn, có dịch nhầy chảy ra khi bóp. Cây đang tươi tốt tự nhiên héo tái xanh, phần thân lá không có biểu hiện của bệnh. Bộ rễ vẫn trắng và không có biểu hiện gì của bệnh. Tuy nhiên, phần củ thì bắt đầu có dấu hiện thối nhũn và có mùi.
- Nguyên nhân: Vi khuẩn Pseudomonas sp tồn tại trong đất và lây lan qua nước tưới, dụng cụ làm vườn. Mà các biện pháp hoá học khó có thể trị bệnh tận gốc được.
- Cách phòng trừ:
- Xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột hoặc thuốc sinh học Trichoderma.
- Ngay giai đoạn cây non bà con không nên sử dụng u-rê để tưới cho hành mà cần dùng phân bón có thành phần trichederma để tăng sức đề kháng cho cây hành, hạn chế nấm bệnh sinh sôi.
- Luân canh với cây họ khác như cà chua, cải để giảm nguồn bệnh.
- Dùng thuốc sinh học như Kasugamycin hoặc thuốc gốc đồng để trị bệnh.
Bệnh khảm lá hành (do virus Onion Yellow Dwarf Virus – OYDV)
Khi thời tiết nóng, khô hạn thì bệnh khảm lá hành sẽ sinh sôi phát triển mạnh. Nếu thấy cây hành xuất hiện bệnh khảm lá bà con cần phun trừ kịp thời, tránh lây lan sang cây khoẻ khác.
- Triệu chứng: Lá có vệt sọc xanh nhạt và vàng, cây còi cọc, phát triển chậm. Tình trạng bị nặng lá xoăn và xoắn lại, mất màu lá, lóng ngắn và lá hành bị gãy.
- Nguyên nhân: Lây lan qua rệp chích hút hoặc qua tàn dư cây bệnh. Các loại rầy rệp chích hút: bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn…
- Cách phòng trừ:
- Nhổ bỏ cây bệnh để tránh lây lan khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên cây hành.
- Kiểm soát rệp bằng dầu neem hoặc thuốc trừ sâu sinh học. Bổ sung dinh dưỡng cho cây hành bằng các sản phẩm có chứa Trichodema…
- Không trồng hành liên tục nhiều vụ trên cùng một đất.
Bệnh thối củ (do nấm Botrytis allii hoặc Fusarium spp.)
Hành bị thối củ buộc bà con cần nhổ bỏ để tránh lây lan ra cho các cây khoẻ khác. Tuy nhiên, chủ động phòng bệnh, nâng cao đề kháng cho cây trồng sẽ giúp bà con hạn chế phải nhổ bỏ cây hành, cho năng suất cao hơn.
- Triệu chứng: Củ bị thối nhũn hoặc khô, có mốc trắng hoặc nâu hình bầu dục, phần lá hành gãy gục và thối. Để lâu phần thân, lá và củ bị thối nhũn khó có thể phục hồi.
- Nguyên nhân: Bệnh phát triển khi thu hoạch gặp thời tiết ẩm hoặc bảo quản không đúng cách. Bệnh do nấm Botrytis allii hoặc Fusarium spp gây ra trong điều kiện thời tiết ấm, ẩm, nhiệt độ thấp.
- Cách phòng trừ:
- Trước khi gieo trồng vụ hành mới bà con cần lựa chọn giống khoẻ, ít sâu bệnh.
- Khi gieo trồng tránh sử dụng hành sứt thân khiến nấm, vi khuẩn dễ thâm nhập.
- Khi thấy xuất hiện hành bị gãy thân, thối nhũn củ bà con nên sử dụng các thuốc có hoạt chất biorosamil, aviando, kasudic…để trị bệnh kịp thời.
- Dùng thuốc xử lý củ sau thu hoạch như Thiabendazole.
Giải pháp hữu hiệu giúp hạn chế các bệnh hại trên cây hành
Với các bệnh trên cây hành thay vì điều trị khi cây hành phát bệnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của hành. Vì vậy, bà con cần chủ động chăm sóc cây hành để nâng cao dinh dưỡng và hạn chế bệnh hại.
Chọn giống kháng bệnh để trồng
Bà con cần chọn giống kháng bệnh có khả năng chống chịu cao với nấm, vi khuẩn và virus, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh ngay từ đầu. Nên chọn giống từ nguồn uy tín, đã qua xử lý nấm bệnh.
Trồng với mật độ hợp lý để tránh ẩm độ cao
Khi trồng hành, bà con không nên trồng quá dày làm cây khó thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển.
Mật độ dày làm cây cạnh tranh dinh dưỡng, dễ nhiễm bệnh do thiếu ánh sáng, độ ẩm cao. Bệnh như sương mai, cháy lá dễ bùng phát khi ruộng quá rậm rạp. Khoảng cách phù hợp giúp cây phát triển tốt hơn, giảm rủi ro bệnh hại.
Luân canh cây trồng để giảm nguy cơ tích tụ mầm bệnh
Bà con cần thay đổi cây trồng sau mỗi vụ giúp ngăn chặn mầm bệnh tồn dư trong đất. Không nên trồng hành liên tục trên một mảnh đất nhiều vụ liền. Luân canh với cây khác họ (như cải, ngô) giúp phá vỡ vòng đời của sâu bệnh, giảm áp lực dịch bệnh. Đặc biệt hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh thối rễ, héo rũ do nấm và vi khuẩn.
Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm
Đạm giúp cây phát triển nhưng nếu bón quá nhiều sẽ làm cây mềm yếu, dễ nhiễm bệnh. Đạm quá nhiều làm cây hành vươn cao, lá mềm, dễ bị sâu bệnh tấn công. Thiếu cân đối giữa đạm, lân, kali làm cây không phát triển đồng đều, dễ mắc bệnh cháy lá, thán thư. Cần bón phân đúng giai đoạn: đạm vừa đủ để cây phát triển thân lá, kali giúp củ chắc khỏe.
Kiểm soát côn trùng (rệp, bọ trĩ) để hạn chế bệnh virus
Rệp và bọ trĩ là tác nhân lây truyền virus, gây bệnh khảm lá, làm cây còi cọc. Bệnh virus không thể trị bằng thuốc, chỉ có thể phòng bằng cách kiểm soát côn trùng môi giới. Dùng bẫy dính màu vàng để bắt rệp, bọ trĩ. Phun thuốc sinh học như dầu neem, dịch tỏi ớt hoặc thuốc hóa học khi cần thiết.
Phun thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng khi cần thiết
Sử dụng thuốc hợp lý giúp kiểm soát dịch bệnh mà không gây tồn dư hóa chất. Chỉ phun thuốc khi cần thiết, không lạm dụng để tránh kháng thuốc. Ưu tiên thuốc sinh học, thuốc gốc đồng trước khi dùng thuốc hóa học. Phun đúng thời điểm, đúng cách để đạt hiệu quả cao, giảm tác động đến môi trường.
Bio Siêu Hành Tỏi – Giải pháp tối ưu giúp hành tỏi cứng cây, xanh lá, nở bụi
Hành và tỏi là hai loại cây gia vị quan trọng, nhưng để đạt năng suất cao, cây cần bộ rễ khỏe, thân cứng cáp, lá xanh bền và phát triển mạnh. Bio Siêu Hành Tỏi chính là giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp cây hành, tỏi phát triển vượt trội, chống chịu tốt với thời tiết bất lợi và sâu bệnh.
Bio Siêu Hành Tỏi – Phân Bón Hỗn Hợp NPK 13-3-6 +TE được chế tạo với một sự kết hợp cân đối của các chất dinh dưỡng và các yếu tố hữu hiệu khác, nhằm tối ưu hóa sự phát triển của cây hành. Dưới đây là thành phần chính của sản phẩm:
Đạm tổng số (Nts): 13%
Lân hữu hiệu (P2O5hh): 3%
Kali hữu hiệu (K2Ohh): 6%
Sắt (Fe): 100ppm
Bo (B): 50ppm
Độ ẩm: 5%
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các chất bổ sung như Chitosan, Amino axit, và các yếu tố vi lượng khác. Chitosan, là một polysaccharide chiết xuất từ vỏ tôm, có khả năng kích thích sự phát triển của rễ và cung cấp khả năng chống chịu với môi trường nước và đất. Amino axit là các thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp protein, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của cây.
Công dụng vượt trội của Bio Siêu Hành Tỏi
Cứng cây, chống đổ ngã: Thành phần dinh dưỡng giúp cây hấp thụ nhanh, tăng cường độ cứng thân và khả năng chịu hạn.
Xanh lá, dày bẹ: Giúp lá dày, xanh bền, quang hợp tốt, hạn chế vàng lá, cháy đầu lá.
Nở bụi mạnh, phát triển nhanh: Kích thích rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giúp cây đẻ nhánh tốt.
Tăng đề kháng, hạn chế bệnh hại: Giúp cây chống chịu với các bệnh thường gặp như cháy lá, thán thư, héo rũ.
Tăng năng suất, chất lượng củ: Giúp hành, tỏi đạt kích thước đồng đều, chắc củ, bảo quản được lâu hơn sau thu hoạch.
Hướng dẫn sử dụng Bio Siêu Hành Tỏi
Giai đoạn cây con (7-10 ngày sau trồng): Phun hoặc tưới gốc để kích thích rễ phát triển.
Giai đoạn sinh trưởng mạnh: Phun định kỳ 7-10 ngày/lần để tăng sức đề kháng, giúp cây cứng khỏe.
Giai đoạn nuôi củ: Phun đều lên thân lá để hỗ trợ củ phát triển, đạt kích thước tối ưu.
Với Bio Siêu Hành Tỏi, bà con có thể yên tâm canh tác hành, tỏi đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giảm chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Với những chia sẻ trên của kỹ sư nông nghiệp Bio Việt Nam chắc hẳn bà con có thể dễ dàng phòng & trừ các bệnh trên cây hành dễ dàng, hiệu quả.