Bón phân là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất và chất lượng lúa. Tuy nhiên, bón phân như thế nào cho đúng – đủ – hiệu quả vẫn luôn là câu hỏi khiến nhiều bà con băn khoăn. Trong bài viết này, Bio Việt Nam sẽ chia sẻ cách bón phân hiệu quả cho lúa theo từng giai đoạn sinh trưởng, giúp cây khỏe, rễ tốt, đẻ nhánh mạnh và cho hạt chắc, bông dài.
Lợi ích của bón phân cho lúa đúng cách
Bón phân đúng kỹ thuật không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, mà còn là một giải pháp tổng thể giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa.
Giúp cây phát triển cân đối từ rễ đến ngọn
Phân bón lúa cung cấp các nguyên tố đa lượng như đạm (N), lân (P), kali (K) và các vi lượng như kẽm (Zn), bo (B), mangan (Mn)… giúp cây lúa phát triển toàn diện.
- Đạm giúp cây phát triển lá và thân.
- Lân kích thích ra rễ, tăng khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng.
- Kali giúp vận chuyển dinh dưỡng, làm chắc thân và tăng sức chống chịu.
Tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh, thời tiết bất lợi
Cây lúa được cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng sẽ có sức đề kháng tốt hơn với các yếu tố bất lợi từ môi trường như: hạn, ngập úng, lạnh rét hoặc nắng nóng kéo dài.
Ngoài ra, các vi chất như đồng, mangan, kẽm còn đóng vai trò như “hàng rào miễn dịch”, giúp cây chống lại nhiều loại nấm, vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên lúa như đạo ôn, lem lép, thối rễ.
Cải thiện chất lượng hạt gạo, giảm tỷ lệ lép hạt
Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất thực tế là tỷ lệ lép hạt và chất lượng gạo sau thu hoạch.
- Nếu thiếu đạm hoặc kali trong giai đoạn nuôi hạt, lúa dễ bị lép, gạo không chắc, dễ gãy khi xay xát.
- Việc bón phân đúng giai đoạn trổ và dưỡng hạt (đặc biệt là kali và vi lượng) giúp hạt lúa to đều, chắc khỏe, hạt gạo trắng sáng, gia tăng giá trị thương phẩm.
Tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm công chăm sóc
Bón phân đúng liều lượng, đúng lúc sẽ tránh được hiện tượng thừa – thiếu dinh dưỡng, hạn chế phải bón lại hoặc xử lý sự cố (cháy lá, vàng lá, ngộ độc rễ…). Điều này giúp:
- Tiết kiệm phân bón, hạn chế thất thoát do bốc hơi, rửa trôi.
- Giảm công lao động, tiết kiệm thời gian chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
- Tăng hiệu quả đầu tư, vì chi phí sản xuất thấp hơn trong khi sản lượng và chất lượng tăng cao.
Ngược lại, nếu bón phân sai kỹ thuật – chẳng hạn bón không đúng thời điểm, không cân đối đạm – lân – kali, hoặc chỉ bón một loại – sẽ dẫn đến cây phát triển lệch, yếu ớt, dễ nhiễm bệnh, năng suất thấp. Không chỉ vậy, việc lạm dụng phân vô cơ còn làm chai đất, giảm độ tơi xốp và làm giảm hiệu quả lâu dài trong canh tác.
Phân bón lúa dùng loại gì cho hiệu quả?
Tùy theo giai đoạn sinh trưởng, cây lúa cần các loại phân khác nhau. Có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:
Phân bón lót
Là lượng phân bón nền được sử dụng trước khi gieo cấy. Thường dùng phân chuồng hoai mục kết hợp với phân lân và NPK. Bón lót giúp cung cấp dinh dưỡng sớm cho rễ lúa phát triển mạnh, tạo nền tảng cho các giai đoạn tiếp theo.
Phân bón gốc
Là các loại phân NPK chuyên dùng bón thúc trong thời kỳ sinh trưởng mạnh. Một số công thức thường dùng là NPK 16-16-8, 20-10-10 hoặc 6-8-4-9S. Bón đúng giai đoạn giúp cây đẻ nhánh khỏe, thân cứng, tăng số hạt trên bông.
Phân bón lá
Bổ sung dinh dưỡng trực tiếp qua lá, giúp cây hấp thu nhanh. Nên chọn phân bón lá sinh học hoặc phân trung – vi lượng. Dùng phân bón lá ở các thời điểm cần kích rễ, nuôi đòng, dưỡng hạt để nâng cao chất lượng lúa.
Hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho lúa
Để lúa phát triển đồng đều và đạt năng suất cao, cần thực hiện bón phân theo 4 giai đoạn chính. Bao gồm: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, bón thúc đón đòng, bón vô gạo
Giai đoạn 1: Bón lót
Thời điểm: Trước khi cấy 5–7 ngày.
Phân sử dụng:
- Phân chuồng hoai mục: 1.000–2.000 kg/ha
- Phân lân (Lân super): 200–300 kg/ha
- NPK tổng hợp: 100–150 kg/ha
- Vôi bột (nếu đất chua): 400–500kg/ha
Cách bón: Rải đều phân lên ruộng, cày bừa kỹ để phân trộn đều trong đất.
Giai đoạn 2: Bón thúc đẻ nhánh
Thời điểm: 7–10 ngày sau cấy, khi cây bắt đầu đẻ nhánh.
Lượng dinh dưỡng/ha:
- Đạm (N): 30–40 kg
- Lân (P₂O₅): 25–30 kg
- Kali (K₂O): 15–20 kg.
Lưu ý: Bà con nên dùng thêm phân bón lá thúc đẻ nhánh để lúa phát triển bộ rễ, đẻ nhánh hữu hiệu. Bà con có thể sử dụng BIO SIÊU ĐẺ NHÁNH giúp rễ khoẻ, lá xanh, tăng số nhánh hữu hiệu.
Giai đoạn 3: Bón thúc đón đòng
Thời điểm: Khoảng 35–40 ngày sau cấy.
Lượng dinh dưỡng/ha:
- Đạm: 20–25 kg
- Kali: 15–20 kg
Mục tiêu: Giúp lúa làm đòng đều, tăng khả năng trổ thoát.
Phân khuyên dùng: Với giai đoạn này ngoài bọn Đạm, Kali bà con bón thêm phân bón lá cho lúa trổ đòng hữu hiệu. Với sản phẩm BIO SIÊU RƯỚC ĐÒNG giúp đòng to, đòng mập.
Kết hợp: Phun phân bón lá có thành phần humic và vi lượng để hỗ trợ hình thành đòng.
Giai đoạn 4: Bón nuôi hạt
Thời điểm: 7–10 ngày sau khi lúa trổ đều.
Lượng phân/ha:
- Kali: 15–20 kg
- Đạm nhẹ: 5–10 kg (tùy tình trạng lá đòng)
Mục đích: Dưỡng hạt chắc, sáng màu, giảm lép.
Phân phù hợp: Phân bón lá BIO SIÊU VÔ GẠO giúp hạt gạo to, đều, chắc và mẩy hạt.
Một số lưu ý khi bón phân cho lúa
Trong quá trình bón phân cho lúa bà con nên lưu ý một số điểm sau để đạt hiệu quả cao.
- Không nên bón quá liều hoặc bón tập trung một lần, dễ gây ngộ độc cho cây.
- Sau khi bón phân, cần duy trì mực nước hợp lý để tránh rửa trôi.
- Ưu tiên dùng phân bón sinh học để bảo vệ môi trường và cải tạo đất lâu dài.
- Kết hợp phòng trừ sâu bệnh đúng lúc để phân phát huy hiệu quả cao nhất.
Việc bón phân cho lúa không đơn thuần là cung cấp dinh dưỡng, mà còn là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng lúa. Áp dụng đúng cách bón phân hiệu quả cho lúa sẽ giúp người trồng tiết kiệm chi phí, giảm sâu bệnh và thu được mùa vụ bội thu.