Cách Bón Phân Cho Lúa Hiệu Quả Mà Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
Cách Bón Phân Cho Lúa Hiệu Quả Mà Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
Đối với bà con việc tìm hiểu cách bón phân cho lúa rất quan trọng. Bên cạnh giúp cây sinh trưởng, sử dụng sản phẩm đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Phân bón giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng. Để giúp bà con hiểu hơn, Biovietnam sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để vận dụng.
Tại sao nên bón phân cho cây lúa?
Lúa là cây trồng không còn xa lạ gì đối với mọi người. Tuy nhiên, để phát triển khỏe mạnh và cho sản lượng cao thì cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Phân bón chính là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với cây lúa. Do đó, mọi người nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Phân bón cung cấp dinh dưỡng đa dạng cần thiết đối với sự phát triển của cây lúa. Việc lựa chọn sản phẩm hợp lý có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng cho cây. Khi đó, cây lúa đẻ nhánh tốt và bộ lá phát triển hơn. Điều này thúc đẩy lúa trổ bông đồng loạt và có tỷ lệ hạt chắc lớn.
- Các chất dinh dưỡng trong phân bón tạo còn giúp cho bộ rễ cây lúa phát triển. Cây trồng sẽ bám sâu vào đất giúp hạn chế đổ ngã. Phân bón cũng giúp làm tăng sức đề kháng của cây trồng trước thời tiết hoặc sâu bệnh.
- Ngoài ra, phân bón còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây lúa. Việc bổ sung đủ các dưỡng chất giúp cây trổ bông đồng loạt và giảm tỉ lệ hạt lép.
- Bên cạnh đó, việc bón phân còn giúp làm tăng khối lượng hạt lúa. Năng suất thi thu hoạch cao hơn.
- Phân bón còn có tác dụng giúp nâng cao chất lượng lúa gạo.
Trên thị trường hiện nay, xuất hiện nhiều loại phân bón khác nhau. Bà con nên tham khảo để lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Để sản phẩm phát huy hết vai trò thì nông dân phải biết cách sử dụng. Từ đó, mọi người sẽ biết cách bón phân cho lúa hiệu quả nhất.
Những phân bón tốt nhất cho lúa
Trong quá trình phát triển, lúa sẽ cần nhiều loại phân bón khác nhau. Mọi người hãy tham khảo một số sản phẩm được dùng phổ biến hiện nay.
- Bên cạnh đạm và lân, cây lúa có nhu cầu cao về Kali. Loại phân này giúp cho cây trồng tăng cường khả năng hô hấp. Khi đó, quá trình trao đổi chất của lúa diễn ra mạnh mẽ. Ngoài ra, Kali còn giúp bộ rễ của lúa hút nước tốt. Như vậy, cây trồng không bị mất nước khi hạn hán. Đồng thời, khoáng chất này còn tăng cường sức đề kháng cho cây trồng. Hơn thế nữa, cây lúa thêm cứng cáp trước tác động của môi trường.
- Phân lân có tác dụng giúp cây lúa tái tạo tế bào mới. Bên cạnh đó, phân lân giúp kích thích phát triển bộ rễ khỏe mạnh. Lúa sẽ tập trung đẻ nhánh, trổ bông đều và chín sớm. Thời gian thu hoạch của bà con được rút ngắn. Phân lân cũng có tác dụng giúp làm tăng năng suất và chất lượng.
- Trong thời kỳ sinh trưởng, phân đạm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của lúa. Sản phẩm này giúp lá ra nhiều và số nhanh xuất hiện nhiều hơn. Khi thiếu dưỡng chất này, cây lúa đẻ nhánh kém và phiến lá nhỏ.
- Phân bón Urê được sử dụng khá phổ biến để cung cấp dưỡng chất cho cây lúa. Sản phẩm này có chứa thành phần Nitơ cao nhất hiện nay trên thị trường. Phân bón giúp cây lúa sinh trưởng khỏe hơn.
Để cây lúa hấp thụ dưỡng chất từ phân bón hiệu quả, bà con cần lưu ý cách bón phân cho lúa phù hợp.
Tìm hiểu cách bón phân cho lúa hiệu quả
Đối với bà con thì cách bón phân cho lúa rất quan trọng. Nếu thực hiện không đúng sẽ khiến cho cây chết và dẫn tới mất mùa. Chính vì vậy, mọi người cần phải tìm hiểu kỹ mọi thông tin.
Cách bón phân cho lúa
Đối với cách bón phân cho lúa truyền thống hiện nay sẽ có 2 cách chính. Người dân thường áp dụng đó là bón vào đất và phun trực tiếp lên lá.
- Đối với cách bón phân cho lúa vào đất sẽ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Khi đó, cây trồng sinh trưởng và phát triển trong mọi giai đoạn. Với phương pháp này, phân hữu cơ được mọi người ưu tiên sử dụng.
- Trường hợp cách bón phân cho lúa lên lá thì mọi người sử dụng sản phẩm dễ hòa tan. Với giải pháp này, là cây dễ dàng hấp thụ nhanh chóng.
Hiện nay, phần lớn bà con sẽ kết hợp với máy bay phun thuốc trừ sâu để tăng độ phủ của phân bón lên lá. Điều này giúp nâng cao độ chính xác và đồng đều hơn. Sử dụng máy bay không người lái giúp phân bón thẩm thấu nhanh vào lá. Như vậy, cây trồng sẽ nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Bón phân trong tất cả giai đoạn
Trong cách bón phân cho lúa, mỗi giai đoạn phát triển sẽ áp dụng cách thức khác nhau. Dạng bón lót cho lúa thì bà con cần kết hợp làm đất và bón phân. Qua đó, khoáng chất dễ dàng thẩm thấu vào trong đất. Giai đoạn này, mọi người nên sử dụng phân chuồng kết hợp với phân lân, đạm và kali để bón lót.
Khi tiến hành bón thúc để lúa đẻ đòng:
- Trong khoảng 18-22 ngày sau gieo cấy, mọi người hãy tiến hành bón thúc. Thời gian này, mọi người nên sử dụng kết hợp phân lân và đạm. Trong đó, phân lân có tác dụng làm giảm độ phèn và độc tố trong đất. Ngoài ra, phân bón này còn cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho lúa.
- Khi tiến hành bón thúc, mọi người hãy thực hiện theo 2 cách sau: Khi gieo cấy khoảng 10 – 12 ngày, bà con sẽ bón thúc với lượng 7 – 8 kg phân bón NPK 16 – 16 – 8. Lần 2, mọi người hãy bón thúc cho lúa cách lần đầu 7 – 8 ngày. Cách bón NPK 16 16 8 cho cây lúa lần này đó là 7 – 8 kg NPK 16 – 16 – 8 bón cùng với 4 – 5 kg phân Ure.
Sau sạ 35 ngày và sau sạ 50 ngày là thời điểm bón thúc đón đòng cho cây lúa rất thích hợp. Thời điểm này, mọi người nên bổ sung phân NPK có chứa hàm lượng Kali cao để giúp lúa trổ bông đều, dài và chắc hạt hơn.
Trước khi trổ bông 15 – 20 ngày, bà con hãy bón thúc nuôi hạt cho lúa. Sau khi lúa đã trổ bông, mọi người sẽ phun thêm từ 1 – 2 lần phân bón cho lá để giúp tăng tỉ lệ hạt chắc. Điều này giúp làm tăng hạt chắc hơn. Đó là những cách bóng phân cho lúa hiệu quả mà người nông dân nên quan tâm.
Tìm hiểu cách bón phân cho lúa hiệu quả
Trong quá trình trồng trọt, việc bón phân cho lúa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ và đạt năng suất cao. Để thực hiện hiệu quả và chính xác, bà con cần áp dụng các biện pháp bón phân hợp lý.
- Mỗi giai đoạn phát triển, cây lúa đòi hỏi lượng dinh dưỡng khác nhau. Việc nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn, nông dân sẽ lựa chọn loại phân bón phù hợp.
- Trước khi bón phân, mọi người phải phân tích độ phì nhiêu và pH của đất. Thông qua việc này, bà con sẽ điều chỉnh kế hoạch bón phân chính xác hơn.
- Việc bón phân đúng lịch trình là chìa khóa quan trọng để đảm bảo cây lúa nhận được dưỡng chất. Bà con nên tuân thủ lịch trình để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa phân bón.
- Trong các cách bón phân cho lúa, mọi người nên thường xuyên kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm. Từ đó, bà con sẽ điều chỉnh kế hoạch bón phân theo nhu cầu của cây trồng và điều kiện môi trường.
Những thông tin trên đây, Bio Việt Nam đã gửi đến cho mọi người những thông tin về cách bón phân cho lúa cụ thể. Thông qua bài viết này, bà con sẽ biết cách thực hiện ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất.