Phân bón là yếu tố quan trọng trong canh tác lúa, cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, giúp cây sinh trưởng và đạt năng suất cao. Với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa rất cần dinh dưỡng từ phân hữu cơ, phân vô cơ và phân bón lá. Vậy, các loại phân bón cho cây lúa nào tốt nhất 2025? Mời bà con theo dõi bài viết dưới đây đã được Bio Việt Nam tổng hợp nhé!
Các loại phân bón cho cây lúa được ưa chuộng nhất 2025
Với cây lúa bà con nên sử dụng kết hợp phân hữu cơ, vô cơ và phân bón lá. Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển để sử dụng loại phân cho phù hợp.
Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là loại phân có nguồn gốc từ các loại phân như: phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng phát triển và tăng năng suất. Đồng thời giúp cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
Phân chuồng
Phân chuồng được làm từ phân gia súc, gia cầm và các chất thải hữu cơ khác. Loại phân này không chỉ cung cấp hợp chất hữu cơ mà còn giúp cải thiện cấu trúc đất, duy trì độ màu mỡ và tăng khả năng giữ nước cho đất.
Phân xanh
Phân xanh được sản xuất từ các loại cây họ đậu, cây cỏ xanh được cày vùi vào đất sau khi ủ hoai mục. Phân xanh cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ, cải thiện độ tơi xốp của đất và tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây lúa.
Phân vi sinh
Phân vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân, giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất. Loại phân này còn kích thích cây lúa hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu.
Phân vô cơ
Hay còn gọi là phân hoá học, chủ yếu là các loại phân như: phân đạm, lân, kali, phân NPK…được sản xuất theo quy trình công nghiệp cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho cây lúa nhanh chóng.
Phân đạm (N)
Phân đạm là nguồn cung cấp nitơ, một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của lá và thân cây lúa. Đạm giúp cây lúa sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt và đẻ nhánh hiệu quả.
Phân lân (P)
Lân đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích phát triển hệ rễ, giúp cây lúa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, lân cũng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển hạt lúa.
Phân kali (K)
Kali tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, khô hạn và ngộ đổ cho cây lúa. Ngoài ra, kali còn giúp cải thiện chất lượng và năng suất hạt lúa.
Phân vi lượng
Phân vi lượng chứa các nguyên tố như kẽm, mangan, magie cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện của cây lúa. Loại phân này tuy được sử dụng với liều lượng nhỏ nhưng rất quan trọng.
Phân khoáng hỗn hợp
Phân khoáng hỗn hợp tích hợp các thành phần như đạm, lân, kali, cung cấp đồng thời nhiều dưỡng chất cần thiết cho cây lúa, giảm công sức và thời gian bón phân.
Phân bón lá
Đây là loại phân chứa hợp chất dinh dưỡng dễ hoà tan trong nước và phun trực tiếp trên lá giúp cây lúa rất dễ hấp thụ.
Phân bón đa lượng
Phân bón đa lượng cung cấp các yếu tố như đạm, lân, kali qua lá, kích thích cây lúa phát triển nhanh chóng, nhất là trong các giai đoạn sinh trưởng quan trọng.
Phân vi lượng
Phân vi lượng bón lá bổ sung kẽm, mangan, magie trực tiếp qua lá, giúp cây hấp thu nhanh, cải thiện sự phát triển tổng thể và tăng cường khả năng chống chịu.
Hiện nay trên thị trường loại phân bón lá được bà con ưa chuộng nhất hiện nay đó là các dòng phân bón của Bio Việt Nam. Trong các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, vô gạo bà con nên sử dụng các sản phẩm: Bio siêu đẻ nhánh, Bio Siêu rước đòng và Bio Vô địch gạo. Liên hệ ngay hotline:087.633.8197 để được hỗ trợ và đặt hàng.
Hướng dẫn bón phân cho cây lúa hiệu quả, tiết kiệm
Với bà con nông dân thì việc bón phân cho lúa rất dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, bà con lưu ý cần bón đúng liều lượng, đúng thời điểm để tăng năng suất, hiệu quả và tiết kiệm.
Nguyên tắc bón phân hữu cơ
- Bón phân hữu cơ trước khi gieo sạ, đặc biệt vào đầu mùa vụ để đất có thời gian phân giải chất hữu cơ.
- Sử dụng phân đã được ủ hoai mục hoàn toàn để tránh lây lan mầm bệnh và cải thiện hiệu quả sử dụng.
Nguyên tắc bón phân vô cơ
- Tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo, tránh bón quá nhiều gây lãng phí và ảnh hưởng môi trường.
- Phân chia thành nhiều lần bón phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để cây hấp thụ dinh dưỡng tối ưu.
Nguyên tắc bón lá
- Bón phân lá khi cây lúa khô ráo, tránh bón trong điều kiện mưa hoặc gió mạnh.
- Thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tăng hiệu quả hấp thụ.
Các loại phân bón cho cây lúa có vai trò gì?
Sử dụng phân bón lúa giúp cây lúa được cung cấp đủ dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
Vai trò của phân bón lúa
- Phân bón cung cấp dinh dưỡng cần thiết giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng hạt.
- Cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện khắc nghiệt.
Nếu bón thiếu phân thì sao?
- Cây lúa sinh trưởng chậm, lá vàng úa, đẻ nhánh ít.
- Năng suất thấp và hạt lúa kém chất lượng, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân.
Hậu quả của việc bón thừa phân
- Gây lãng phí, ô nhiễm nguồn nước và đất đai.
- Cây lúa dễ bị ngộ độc dinh dưỡng, phát triển quá mức, dễ ngã đổ và mắc bệnh.
Các giai đoạn bón phân cho lúa
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa gồm các giai đoạn: gieo cấy, đẻ nhánh, làm đòng, vô gạo. Tuỳ vào từng giai đoạn của cây lúa để bà con sử dụng loại phân và số lượng phù hợp.
Giai đoạn sạ
- Phân hữu cơ: Sử dụng 2-3 tấn phân chuồng hoai mục kết hợp 500kg phân xanh/ha để cải tạo đất, tạo môi trường giàu dinh dưỡng cho cây con phát triển.
- Phân lân: Bón 30-50kg phân lân/ha để kích thích sự phát triển của rễ non.
Giai đoạn đẻ nhánh
- Phân đạm: Bón 30-40kg đạm/ha để thúc đẩy sự phát triển thân lá, hỗ trợ quá trình đẻ nhánh.
- Phân kali: Bổ sung 20-30kg kali/ha để giúp cây lúa xanh tốt và cứng cáp hơn.
Giai đoạn làm đòng
- Phân lân và kali: Bón 20-30kg lân và 20-30kg kali/ha để tăng khả năng lấp hạt, đảm bảo số lượng và chất lượng hạt.
- Phân đạm: Giảm xuống còn 20kg đạm/ha để hạn chế tình trạng ngã đổ và bệnh hại.
Giai đoạn vô gạo
- Phân kali: Bổ sung 20-30kg kali/ha để tăng cường chất lượng hạt và khả năng chống chịu của cây.
- Phân vi lượng: Phun 2-3 lần với liều lượng 0.5-1 lít phân vi lượng/ha qua lá để cải thiện năng suất và chất lượng hạt lúa.
Phân bón là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất lúa, góp phần cải thiện năng suất và chất lượng nông sản. Việc sử dụng đúng loại phân bón và áp dụng các kỹ thuật bón phân hợp lý không chỉ giúp cây lúa phát triển tối ưu mà còn tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường. Hy vọng rằng với hướng dẫn và các thông tin trên, bà con nông dân sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc cây lúa hiệu quả, hướng tới một vụ mùa bội thu và bền vững.