Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

Bón Đạm Cho Lúa Thời Kỳ Nào Tốt Nhất?

Ngày đăng 9 Tháng Sáu, 2025 Tác giả thu trang

Trong kỹ thuật canh tác lúa, phân đạm (N) đóng vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, đẻ nhánh, trổ đòng và năng suất cuối vụ. Tuy nhiên, không phải bà con cứ bón nhiều là tốt – mà cần bón đúng thời điểm, đúng liều lượng để cây hấp thu hiệu quả và tránh gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.Vậy bón đạm cho lúa thời kỳ nào tốt nhất? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây với kỹ sư nông nghiệp của Bio Việt Nam nhé! 

Vai Trò Của Phân Đạm Với Cây Lúa

Trước khi tìm hiểu “Bón đạm cho lúa thời kì nào tốt nhất?” Chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của phân đạm với lúa. Phân đạm (chứa Nitơ – N) là một trong ba yếu tố dinh dưỡng đa lượng thiết yếu nhất cho lúa (bên cạnh Lân – P và Kali – K). Đạm ảnh hưởng mạnh đến:

  • Sinh trưởng thân, lá: giúp cây phát triển nhanh, xanh tốt, tích lũy chất diệp lục.
  • Đẻ nhánh: thúc đẩy cây đẻ nhánh khỏe, tăng số bông hữu hiệu.
  • Tạo hạt: hỗ trợ hình thành protein trong hạt lúa, ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng gạo.

Tuy nhiên, thừa đạm có thể dẫn đến cây lúa phát triển quá mức, lá xanh rậm rạp, dễ đổ ngã, nhiễm sâu bệnh, lép hạt. Vì vậy, thời điểm bón đạm hợp lý là yếu tố quyết định.

Bón Đạm Cho Lúa Thời Kỳ Nào Tốt Nhất?

Vai trò của phân đạm rất quan trọng với cây lúa. Tuy nhiên, bón đạm cho lúa thời kỳ nào tốt nhất? Dưới đây là 3 thời điểm vàng để bón đạm cho lúa hiệu quả, được khuyến nghị bởi các chuyên gia nông nghiệp:

 Giai Đoạn Mạ (7–10 Ngày Sau Sạ) – Khởi động cho sinh trưởng

Giai đoạn mạ sau cấy hoặc sạ từ 7 – 10 ngày. Giai đoạn này bà con bón đạm với liều lượng phù hợp. Nhằm: 

  • Giúp cây mạ phát triển lá khỏe, rễ dài, tăng khả năng bén rễ hồi xanh.
  • Hỗ trợ cây vượt qua giai đoạn chậm lớn ban đầu, tạo nền tảng cho đẻ nhánh sau này.

 Lượng bón khuyến nghị/ha

  • Đạm Urê: 20–30 kg/ha
  • Kết hợp với lân nung chảy để hỗ trợ phát triển rễ.

 Lưu ý: Không nên bón đạm ngay sau cấy (hoặc sau sạ) vì cây chưa hồi phục, rễ còn yếu, dễ chết hoặc vàng lá do sốc phân.

XEM THÊM: 

  1. Bio Siêu Đẻ Nhánh Dạng Chai – Công Thức Sinh Học Cao Cấp
  2. Bio Siêu Rước Đòng Dạng Chai – Tăng Năng Suất Vượt Trội
  3. Bio Vô Gạo Thần Tốc Dạng Chai – Vô Gạo Nhanh – Tăng Đề Kháng

Giai Đoạn Lúa Đẻ Nhánh – Tăng số nhánh hữu hiệu

Giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh cần có đạm để lúa đẻ nhánh nhanh, tăng số nhánh hữu hiệu. 

  • Đây là giai đoạn quan trọng nhất để bón đạm, quyết định số bông lúa về sau.
  • Giúp cây đẻ nhánh mạnh, đều, thân khỏe – tạo tiền đề năng suất cao.

 Thời điểm

  • 10–20 ngày sau sạ, tùy theo giống lúa (ngắn hoặc dài ngày).
  • Bón khi lúa ra 3–4 lá thật.

 Lượng bón khuyến nghị/ha

  • Đạm Urê: 40–50 kg/ha
  • Có thể dùng phân NPK 20-10-10 hoặc 16-16-8 nếu muốn cân đối thêm Lân và Kali.

Bà con nên chia làm 1–2 lần bón trong giai đoạn này để cây hấp thụ đều, tránh ngộ độc đạm.

Giai Đoạn Làm Đòng – Tăng kích thước và số hạt

Lúa giai đoạn làm đòng cần bổ sung lượng đạm phù hợp kết hợp với lân, kali. Giúp:

  • Cung cấp lượng đạm vừa phải để hỗ trợ phân hóa đòng, phát triển bông, giúp bông lúa dài, mập, nhiều hạt.
  • Không nên bón quá nhiều vì dễ làm rụng hoa, hạt lép, trổ muộn.

Thời điểm

  • 30–40 ngày sau sạ, khi lúa bắt đầu phân hóa mầm hoa (có thể bóc bẹ kiểm tra đòng non).

Lượng bón khuyến nghị/ha:

  • Đạm Urê: 20–30 kg/ha (giảm dần so với giai đoạn trước)
  • Nên phối hợp với Kali (KCl 20–30 kg) để tăng cường khả năng trổ thoát và nuôi hạt.

 Giai đoạn làm đòng nên ưu tiên dùng phân tổng hợp có đạm + kali + vi lượng để tăng hiệu quả hấp thu, đặc biệt trong điều kiện mưa nắng thất thường.

Những Lưu Ý Khi Bón Phân Đạm Cho Lúa

Để phân đạm phát huy hiệu quả tối ưu và tránh các rủi ro khi sử dụng, bà con cần ghi nhớ các nguyên tắc sau:

 Không bón đạm khi vừa cấy xong

  • Sau cấy, rễ lúa chưa hồi phục, việc bón đạm có thể làm cây sốc phân, héo rũ, thối rễ.
    Chỉ nên bón sau 7–10 ngày, khi cây bén rễ, ra lá mới.

Bón đúng thời điểm – đúng liều lượng

  • Tránh bón đạm quá trễ (sau 40 ngày), vì cây lúa đã bước vào giai đoạn trổ và nuôi hạt – lúc này thừa đạm dễ gây lép hạt, đổ ngã.
  • Liều lượng phụ thuộc vào loại đất (đất cát, đất thịt, đất phèn…), giống lúa và mùa vụ (đông xuân, hè thu…).

Kết hợp đạm với lân – kali – vi lượng

  • Bón đạm đơn thuần dễ gây mất cân đối dinh dưỡng → cây phát triển lệch pha, dễ sâu bệnh.
  • Nên sử dụng NPK tổng hợp hoặc bón phối hợp theo tỷ lệ phù hợp từng giai đoạn.
  • Thêm vi lượng như Bo, Zn, Mn để tăng khả năng hấp thu và phòng bệnh sinh lý.

Bón vào sáng sớm hoặc chiều mát

  • Hạn chế bón lúc nắng gắt hoặc mưa lớn để tránh bay hơi, rửa trôi, giảm hiệu quả.
  • Sau khi bón nên giữ mực nước ruộng vừa phải, không để ngập sâu làm phân bị pha loãng hoặc trôi mất.

 Giữ ruộng sạch cỏ, thoáng, mực nước ổn định

  • Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, làm giảm hiệu quả phân bón.
  • Ruộng nhiều cỏ → lúa yếu, dễ bị sâu bệnh, năng suất kém.

Bón đạm cho lúa thời kì nào tốt nhất? Chắc hẳn với những chia sẻ trên thì bà con đã trả lời được câu hỏi trên rồi phải không nào? Bón đạm cho lúa đúng thời điểm là yếu tố sống còn để cây lúa phát triển khỏe, đẻ nhánh nhiều, trổ thoát đều và cho hạt chắc – sáng – năng suất cao.  Kết hợp phân đạm với lân, kali, vi lượng và sử dụng thêm phân bón lá sinh học sẽ nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

DMCA.com Protection Status