[TỔNG HỢP] các loại phân bón cho lúa tăng cao NĂNG SUẤT

[TỔNG HỢP] các loại phân bón cho lúa tăng cao NĂNG SUẤT

Phân bón là yếu tố quyết định sự phát triển và năng suất của cây lúa. Sử dụng phân bón đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời điểm sẽ giúp cây lúa sinh trưởng tốt, tăng cường sức đề kháng và đạt được năng suất cao. Bài viết dưới đây BIO Việt Nam giới thiệu với bà con các loại phân bón cho lúa chất lượng giúp bà con tăng cao năng suất cho 1 vụ mùa bội thu nhé! 

Tổng hợp các loại phân bón cho lúa được ưa chuộng 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón cho lúa với 4 loại chính: phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ, phân hỗn hợp và phân bón lá. Tuỳ vào từng giai đoạn của cây lúa đề bà con có thể sử dụng loại phân phù hợp. 

Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ thường được sử dụng để bón trực tiếp vào đất giúp cung cấp dinh dưỡng tự nhiên, cải tạo đất và tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng.

  • Phân chuồng: Phân bò, gà, lợn đã qua xử lý hoai mục.
  • Phân xanh: Đậu, cỏ họ đậu được vùi vào đất.
  • Phân vi sinh: Phân chứa vi sinh vật có lợi giúp phân giải chất hữu cơ và cải tạo đất.

Sử dụng phân bón hữu cơ giúp bà con cải tạo cấu trúc đất và tăng độ phì nhiêu. Lượng phân bón hữu cơ vừa đủ giúp cung cấp các nguyên tố vi lượng, chất hữu cơ cho lúa phát triển. 

Bà con nên bón lót phân hữu cơ trước cấy hoặc sạ từ 3-5 ngày với số lượng: 300 400kg/sào (360m2)

Phân bón vô cơ 

Phân bón vô cơ chủ yếu là đạm – lân – kali, vôi, phân khoáng hỗn hợp. Phân vô cơ cung cấp nhanh các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cần thiết cho cây lúa phát triển. 

Phân đa lượng 

Phân đa lượng (N, P, K) gồm đạm (N), lân (P), và kali (K), là những nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng và năng suất.

  • Đạm (như urê, ammonium sulfate) thúc đẩy phát triển thân lá và đẻ nhánh khỏe, được bón thúc 2-3 lần ở các giai đoạn hồi xanh, làm đòng và vào gạo với lượng 8-10 kg/sào. 
  • Lân (như supe lân, lân nung chảy) hỗ trợ ra rễ và hấp thụ dinh dưỡng, thường được bón lót toàn bộ 20-25 kg/sào trước khi cấy hoặc sạ. 
  • Kali (như kali clorua, kali sunfat) cải thiện chất lượng hạt và khả năng chống chịu sâu bệnh, bón thúc vào giai đoạn đẻ nhánh và vào gạo với lượng 5-6 kg/sào, chia làm 2 lần. 

Phân trung lượng

Phân trung lượng (Ca, Mg, S) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường đất và nâng cao hiệu suất sinh trưởng của cây lúa.

  • Vôi: Bà con có thể dùng các loại vôi bột, vôi nung hoặc vô tôi. Sử dụng vôi giúp trung hoà độ chua của đất, cải thiện cấu trúc đất và cung cấp canxi cho cây. Bà con nên bón trước khi làm đất, rải đều trên mặt ruộng với khoảng 10 – 15kg/sào Bắc Bộ. 
  • Dolomite (CaMg(CO₃)₂): giúp cung cấp canxi, magie cho đất cải thiện pH và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Bà con nên bón vào đất cho cấy/sạ hoặc kết hợp làm đất kỹ. Bà con dùng từ 8 – 12kg/sào Bắc Bộ. 
  • Ammonium sulfate (SA – chứa lưu huỳnh S):  giúp cung cấp N-S hỗ trợ tổng hợp protein và enzyme cho lúa. Bà con nên bón thúc trong giai đoạn đẻ nhánh hoặc làm đòng với lượng dùng 2-3kg/sào/lần. Mỗi vụ bà con nên bón từ 1-2 lần. 
  • Super lân: giúp cải thiện hiệu suất quang hợp, tăng khả năng chống chịu rét, tăng đề kháng cho cây lúa. Bà con nên dùng kết hợp với lân hoặc phun qua lá với khoảng 1-2kg/sào/lần. 

Chú ý: 

  • Bà con nên bón vôi hoặc dolomite cách xa thời điểm bón phân đạm để tránh mất hiệu lực của dinh dưỡng.
  • Việc phối hợp các loại phân trung lượng với phân đa lượng và vi lượng cần dựa trên độ pH, đặc điểm đất và tình trạng sinh trưởng của cây lúa.

Phân tổng hợp (NPK)

Phân NPK là loại phân bón cung cấp đồng thời ba dưỡng chất thiết yếu: đạm (N), lân (P)kali (K). Việc sử dụng phân NPK giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho cây lúa.

  • Các loại NPK phổ biến

NPK 5.10.3: Thích hợp bón lót, cung cấp dưỡng chất cần thiết để rễ phát triển mạnh.

NPK 12.5.10: Thích hợp bón thúc ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, hỗ trợ sinh trưởng thân lá và đẻ nhánh khỏe.

  • Cách bón phân NPK

Bón lót: Bà con nên bón trước khi làm đất và cấy/sạ. Với lượng dùng khoảng 16-25kg tuỳ vụ mùa, vụ xuân cần nhiều hơn vụ hè thu hoặc vụ mùa. 

Bón thúc:

Lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh (7-10 ngày sau cấy). Với lượng dùng: 13-14,5 kg phân NPK (12.5.10) + 0,9-1,1 kg urê/sào.

Lần 2: Khi lúa đứng cái (35-40 ngày sau cấy). Với lượng dùng: 2,9-3,6 kg kali clorua/sào (bổ sung kali tăng khả năng chống chịu).

Phân bón lá 

Phân bón lá là giải pháp cung cấp nhanh các dưỡng chất cần thiết qua bề mặt lá, giúp cây lúa hấp thụ hiệu quả và khắc phục tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ngắn hạn.

  • Phân bón lá NPK: Chứa tỷ lệ cân đối của N, P, K, hỗ trợ các giai đoạn sinh trưởng nhanh như đẻ nhánh và làm đòng. Phun định kỳ 10-15 ngày/lần, tập trung vào các giai đoạn cây lúa sinh trưởng mạnh (đẻ nhánh, làm đòng, vào gạo).
  • Phân vi lượng: Cung cấp các nguyên tố kẽm (Zn), boron (B), mangan (Mn) để tăng khả năng chống chịu bệnh và cải thiện chất lượng hạt gạo. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường khoảng 0,5-1 lít/ha/lần.

Lưu ý: Bà con nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh mất hiệu quả do ánh nắng mạnh.

Sử dụng phân bón lá giúp cây lúa đảm bảo nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết ở mọi giai đoạn phát triển. Giảm chi phí nhân công và thời gian bón phân. Tăng năng suất và chất lượng hạt gạo. Giảm nguy cơ rửa trôi và mất dinh dưỡng do điều kiện môi trường.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng phân bón cho lúa

Để đạt được năng suất và chất lượng cao nhất, người trồng lúa cần thực hiện tốt việc kết hợp giữa phân bón và quản lý dinh dưỡng theo các nguyên tắc sau:

Bón đúng lượng

  • Lượng phân bón cần được tính toán dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của lúa theo từng giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm đất.
  • Tránh bón thừa gây lãng phí, ô nhiễm môi trường hoặc bón thiếu làm cây lúa phát triển kém.

Bón đúng thời điểm

Chia phân bón thành nhiều lần, tập trung vào các giai đoạn quan trọng:

  • Giai đoạn hồi xanh: Cần nhiều đạm để thúc đẩy sinh trưởng.
  • Giai đoạn đẻ nhánh: Kết hợp đạm và kali để cây lúa đẻ nhánh khỏe, đồng đều.
  • Giai đoạn làm đòng và vào gạo: Tăng cường kali để cải thiện chất lượng hạt và chống chịu sâu bệnh.

Quản lý nước

  • Giữ mực nước ổn định trong ruộng lúa, đặc biệt sau khi bón phân, để hạn chế rửa trôi dinh dưỡng.
  • Điều chỉnh mức nước hợp lý tùy từng giai đoạn, ví dụ:
  • Giai đoạn đẻ nhánh cần ngập nông.
  • Giai đoạn làm đòng và trổ bông cần ngập sâu hơn.

Kiểm soát cỏ dại

  • Làm cỏ và sục bùn kết hợp khi bón thúc, giúp đất thông thoáng, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng giữa lúa và cỏ dại, đảm bảo cây lúa phát triển mạnh mẽ.

Việc sử dụng phân bón đúng cách không chỉ giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất và chất lượng gạo cao mà còn đóng góp vào bảo vệ môi trường và cải thiện đất đai bền vững. Kết hợp hài hòa giữa các loại phân hữu cơ, vô cơ, phân tổng hợp NPK và phân bón lá, cùng với quản lý nước và cỏ dại hiệu quả, sẽ tối ưu hóa chi phí và công sức, đồng thời nâng cao hiệu quả canh tác lâu dài.

DMCA.com Protection Status