Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

4 Thời điểm Bón Phân Cho Lúa Tăng Năng Suất Vượt Trội

Ngày đăng 9 Tháng Sáu, 2025 Tác giả thu trang

Trong canh tác lúa, bón phân đúng thời điểm không chỉ giúp cây phát triển khỏe mạnh mà còn quyết định đến năng suất và chất lượng hạt gạo sau thu hoạch. Tuy nhiên, không phải người nông dân nào cũng nắm rõ những thời điểm vàng để bón phân cho lúa. Bài viết dưới đây kỹ sư nông nghiệp của Bio Việt Nam sẽ chia sẻ 4 thời điểm bón phân quan trọng nhất giúp lúa trúng mùa – đạt năng suất cao.

Vì Sao Phải Bón Phân Cho Lúa?

Cây lúa cần nhiều dưỡng chất để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Trong đó, ba nguyên tố đa lượng Đạm (N), Lân (P), Kali (K) là thiết yếu:

  • Đạm: giúp lúa phát triển thân, lá, đẻ nhánh mạnh.
  • Lân: kích thích rễ phát triển, giúp cây cứng cáp, hạn chế đổ ngã.
  • Kali: nâng cao khả năng chống chịu, nuôi hạt chắc, mẩy, sáng.

Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của lúa thay đổi theo từng giai đoạn. Nếu bón phân không đúng lúc, không đúng loại, không đúng liều lượng… sẽ khiến cây phát triển lệch pha, dễ sâu bệnh, năng suất thấp.

4 Thời Điểm Bón Phân Cho Lúa Đạt Năng Suất Cao

Từ khi bắt đầu vụ mới đến khi thu hoạch vụ lúa thì có 4 thời điểm bón phân cho lúa vô cùng quan trọng. Bà con cần chú trọng: giai đoạn bón lót, bón thúc đẻ nhánh, bón thúc rước đòng và bón nuôi hạt gạo. Tuỳ vào mỗi giai đoạn để bà con bón phân hợp lý. 

Thời điểm bón phân cho lúa: bón lót trước khi cấy

Thời điểm bón phân cho lúa giai đoạn đầu này vô cùng quan trọng. Vì sao: 

  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng ban đầu để cây nảy mầm khỏe, bén rễ nhanh, mọc đều.
  • Cải tạo đất, hạ phèn – bổ sung hữu cơ, tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ phát triển.

 Thời điểm bón

  • 1–3 ngày trước sạ, hoặc ngay sau sạ nếu bón muộn.
  • Áp dụng cho cả gieo sạ và cấy.

 Dấu hiệu sinh trưởng

  • Giai đoạn mạ mới mọc, rễ còn yếu, dễ bị sốc nếu đất nghèo dinh dưỡng hoặc bị chua phèn.
  • Cây cần hỗ trợ để đâm chồi khỏe và tạo lá đầu tiên.

 Phân bón khuyến nghị

Với giai đoạn đầu này bà con sử dụng các loại phân bón như NPK kết hợp phân hữu cơ và vôi bột để cung cấp đủ dinh dưỡng cho đất. 

  • NPK nền có hàm lượng lân cao: như NPK 16-16-8, NPK 12-8-8.
  • Phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục (giúp cải tạo đất).
  • Vôi bột (nếu đất chua, pH < 5.5) giúp hạ phèn và giải độc hữu cơ.

 Liều lượng trung bình/ha

Giai đoạn đầu bà con chưa cần sử dụng quá nhiều phân bón mà nên có lượng nhất định. Dưới đây là liều lượng được khuyến nghị. 

  • NPK: 150–200kg/ha
  • Phân hữu cơ: 500–1000 kg/ha
  • Vôi bột: 300–500kg/ha

XEM THÊM: Thuốc Trừ Sâu Bio Siêu Sâu – Giải Pháp Bảo Vệ Cây Trồng

BÓN THÚC ĐẺ NHÁNH – Giai đoạn bứt phá số nhánh, tạo nền bông

Bón thúc đẻ nhánh là thời điểm bón phân cho lúa lần 2 sau khi đã gieo cấy được 10 – 15 ngày. Bà con cần bón phân cho lúa để:

  • Kích thích cây đẻ nhánh nhiều, khỏe, đồng đều.
  • Tạo thân to – lá khỏe – bộ rễ phát triển mạnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi.

Thời điểm bón

  • 10–15 ngày sau sạ (tuỳ theo giống và thời tiết).
  • Khi cây bắt đầu hình thành các nhánh mới từ gốc.

 Dấu hiệu sinh trưởng

  • Lá chuyển từ màu vàng nhạt sang xanh, rễ bắt đầu dài ra, cây ra nhánh đầu tiên.
  • Đây là giai đoạn quan trọng để tăng số bông hữu hiệu sau này.

Phân bón khuyến nghị

Trong giai đoạn này bà con sử dụng phân bón: 

  • NPK giàu đạm và trung vi lượng (Bo, Zn): như NPK 20-10-10, 16-16-8.
  • Phân bón lá: Bio Siêu Đẻ Nhánh. Phân bón qua lá giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng cùng các khoáng chất vi lượng để cây lúa ra rễ mạnh, tăng đẻ nhánh hữu hiệu. 

 Liều lượng trung bình/ha

Liều lượng mỗi 1 ha bà con có thể sử dụng với lượng phân như sau: 

  • NPK: 100–150kg/ha
  • Bio Siêu Đẻ Nhánh: 250ml pha với 200–250 lít nước, phun 1–2 lần trong giai đoạn đẻ nhánh

BÓN THÚC ĐÓN ĐÒNG – Tạo đòng khỏe, bông dài, trổ đều

Giai đoạn lúa đón đòng cần cung cấp đủ dinh dưỡng để đòng to, khoẻ, tăng lượng hạt trên bông. 

  • Giúp cây phân hóa mầm hoa mạnh → đòng to – bông dài – nhiều hạt chắc.
  • Hỗ trợ cây trổ đều – trổ thoát – giảm lem lép hạt.

Thời điểm bón

  • Khoảng 35–45 ngày sau sạ, khi đòng bắt đầu hình thành trong bẹ lá.
  • Có thể kiểm tra bằng cách bóc bẹ lá để thấy đòng non.

 Dấu hiệu sinh trưởng

  • Lá đứng – thân cứng – cây chuẩn bị bước vào giai đoạn ra hoa.
  • Đây là thời điểm “chốt năng suất”: đòng yếu → bông ngắn, hạt ít.

 Phân bón khuyến nghị

Giai đoạn này kỹ sư khuyến cáo bà con nên giảm lượng phân đạm xuống và tăng lượng phân Kali và Lân lên. Kết hợp với phân bón lá để cung cấp các khoáng chất vi lượng cần thiết giúp đòng mập, đòng to. 

  • NPK có nhiều Kali, Lân và một phần đạm nhẹ: như 13-3-6 hoặc 15-5-20.
  • Bổ sung vi lượng (Bo, Zn, Mg) giúp tăng tỷ lệ trổ thoát.
  • Dùng Bio Siêu Rước Đòng để hỗ trợ thẩm thấu nhanh, kích đòng mạnh.

 Liều lượng trung bình/ha

  • NPK: 80–120 kg
  • Bio Siêu Rước Đòng: 250 ml pha với 200–250 lít nước, phun trước trổ 7–10 ngày.

 BÓN THÚC VÔ GẠO – NUÔI HẠT – Giai đoạn quyết định sản lượng và chất lượng

Thời điểm bón phân cho lúa cuối vụ đó là lúc lúa đã vào gạo và đang nuôi hạt. Giai đoạn này bà con cần cung cấp đủ dinh dưỡng để cây lúa có đủ chất nuôi hạt to, chắc, sáng đẹp. 

  • Cung cấp dinh dưỡng để nuôi hạt to, chắc, sáng đẹp.
  • Giảm tỷ lệ hạt lép, hạt lửng – nâng cao giá trị nông sản.

Thời điểm bón

  • 7–10 ngày sau trổ.
  • Khi hạt bắt đầu vào sữa, cây cần nhiều năng lượng để “nuôi trái”.

 Dấu hiệu sinh trưởng

  • Cây đã trổ đều, bông lúa nằm ngang.
  • Lúa đang vào giai đoạn “vắt sữa” nuôi hạt.

 Phân bón khuyến nghị

Giai đoạn này bà con bón tăng lượng kali để bông lúa được chắc hạt đồng thời cây lúa được cứng cáp, hạn chế đổ ngã. 

  • Kali cao, ít đạm: như NPK 12-5-20 hoặc chỉ dùng Kali Clorua + vi lượng.
  • Chế phẩm hỗ trợ dạng lá như Bio Vô Gạo thần tốc giúp hấp thu nhanh, chống lem lép.

Liều lượng trung bình/ha

  • Kali hoặc NPK: 60–100 kg
  • Bio Vô Gạo: 250 ml pha với 200–250 lít nước, phun 1–2 lần sau trổ.

Lưu Ý Quan Trọng Khi Bón Phân Cho Lúa

Trong quá trình bón phân cho lúa ngoài việc chú ý tới thời điểm bón phân cho lúa bà con còn lưu ý 1 vài điểm sau: 

  •  Dựa vào điều kiện đất và giống lúa: Mỗi loại đất (đất phèn, đất thịt, đất cát…) và giống lúa (ngắn ngày, dài ngày) sẽ cần điều chỉnh liều lượng phân khác nhau.
  •  Không bón khi trời mưa hoặc ruộng ngập sâu: Gây rửa trôi, lãng phí phân. Thời điểm tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát, lúc ruộng có mực nước nông.
  •  Kết hợp phân bón gốc và bón lá: Phân bón lá giúp bổ sung vi lượng kịp thời, nhất là giai đoạn lúa trổ – vô gạo.
  • Sử dụng thêm phân bón lá hữu cơ: Các dòng phân bón lá hữu cơ như Bio Siêu Đẻ Nhánh, Bio Siêu Rước Đòng, Bio Vô Gạo giúp cây lúa hấp thụ nhanh, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón
  •  Theo dõi biểu hiện của cây: Lá quá xanh → thừa đạm; lá vàng sớm → thiếu kali; thân yếu, ngả nghiêng → bón chưa đúng lúc.

Bà con cần tư vấn chi tiết về kỹ thuật bón phân cho lúa hay các sản phẩm phân bón cho lúa. Mời liên hệ HOTLINE BIO VIỆT NAM: 087 633 8197.

Việc bón phân đúng thời điểm – đúng loại – đúng liều lượng chính là bí quyết giúp bà con tăng năng suất lúa vượt trội, đảm bảo hiệu quả đầu tư và mùa vụ thành công. Hãy áp dụng ngay 4 thời điểm bón phân vàng này vào quy trình canh tác, và đừng quên lựa chọn các dòng phân bón chất lượng, dễ hấp thu, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

DMCA.com Protection Status